Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Chuột nhắt Văn học lớp 7

Trong bài thơ Ông đồ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào, hãy nêu tác dụng?

Câu 4 trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

Trong bài thơ Ông đồ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    * Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài:

    - Nhân hóa:

    “Giấy đỏ buồn không thắm

    Mực đọng trong nghiên sầu”

    → Giấy, mực không được động đến nên buồn sầu. Chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người.

    - So sánh:

    “Hoa tay thảo những nét

    Như phượng múa, rồng bay”

    → Tài năng viết chữ của ông đồ. Ông viết đẹp, nghệ thuật như phượng múa, rồng bay.

    Trả lời hay
    28 Trả lời 11/08/22
    • Bon
      Bon

      - Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:

      + Nhân hóa: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

      → Tác dụng:

      mực và nghiên trở nên có tri giác, có hồn, cũng biết sầu
      mực và nghiên có hồn, trở thành vật đại diện cho nghệ thuật thư pháp, có hệ thống quy tắc, lịch sử rõ ràng, có những tinh túy, vẻ đẹp riêng
      tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, cho thấy việc lãng quên những giá trị truyền thống không chỉ khiến văn hóa mai một, làm buồn lòng những thế hệ trước mà đến cả những vật tưởng như vô tri, vô giác cũng phải buồn.
      + Câu hỏi tu từ:

      "Người thuê viết nay đâu?"
      "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?"
      → Tác dụng:

      thể hiện sự chê trách những người đã bỏ quên giá trị xưa cũ
      khơi gợi cảm nhận và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị xưa cũ đang bị lãng quên

      Trả lời hay
      14 Trả lời 11/08/22
      • Bánh Tét
        Bánh Tét

        Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập (hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai), so sánh (như phượng múa rồng bay), nhân hóa (giấy đỏ buồn, mực sầu)…. Những biện pháp tu từ đó khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

        Trả lời hay
        10 Trả lời 11/08/22
        • Minh An Nguyễn
          Minh An Nguyễn

          Khổ thơ nào sử dụng biện pháp điệp từ thế bạn

          0 Trả lời 30/06/23

      Văn học

      Xem thêm