205 bài tập Hóa vô cơ hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2021
Bài tập trắc nghiệm Hóa vô cơ
205 bài tập Hóa vô cơ hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2020 với các mức độ từ dễ đến khó đa dạng bám sát theo chương trình Hóa học 12, ôn luyện những kiến thức cơ bản cho các em một cách hệ thống nhất.
Đề thi Thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa các Sở trên cả nước
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Sở GD&ĐT Hà Nội
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Sở GD&ĐT Quảng Bình
- Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa Trường THPT Chuyên Quốc học Huế lần 1
Tài liệu ôn Thi THPT Quốc gia năm 2021 môn Hóa
Trắc nghiệm hóa vô cơ có đáp án
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, và KCIO3, thu được O2, và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm K2MnO4, KMnO4, KClO3, MnO2, KCl. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng. Phần trăm khối lượng KMnO4 trong X là:
A. 39,2%
B. 66.7%
C. 33,33%
D. 60,8%
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 12.8g Cu vào dung dịch chứa 0,8 mol HNO3, khuấy đều thu được V lit hỗn hợp khí NO2, NO (dktc) và dung dịch X chứa 2 chất tan. Cho tiếp 350 ml dung dịch KOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 56,6g chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Giá trị của V là:
A. 1,792
B. 4.48
C. 2,688
D. 8,96
Câu 3: Để hòa tan hết 38,36g hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4, loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46g muối sunfat trung hòa và 5,6 lit khí (dktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí, tỷ khối hơi của X so với Hạ là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu trong không khí). Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 6,6g
B. 12,0g
C. 9,6g
D. 10,8g
Câu 4: hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hòa tan hết 29,2g X vào dung dịch chứa 1.65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7g hỗn hợp khí Z (NO và NO2) ( không có sản phẩm khử nào khác của NO3-;). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98g hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 83,92g rắn khan. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 11,2
B. 23,12
C. 11,92
D. 0,72
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Fe (tỉ lệ khối lượng tương ứng là 6 : 7) vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 3 chất tan có tỉ lệ mol là 2:1:1 và 672 ml khí H2 (dktc). Nhỏ dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và x gam kết tủa. Giá trị của x là :
A. 10,045
B. 10,315
C. 11,125
D. 8,61
Câu 6: Hòa tan hết 17,76g hỗn hợp X gồm FeCl2; Mg; Fe(NO3)2; Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lit khí NO (dktc), Cho từ từ AgNO3, vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì thấy lượng AgNO; phản ứng là 0,588 mol, kết thúc phản ứng thu được 82,248g kết tủa và 0,448 lit khí NO2, (dktc) và dung dịch Z chỉ có m gam muối. Giá trị m gần nhất với
A. 42
B. 41
C. 43
D. 44
Câu 7: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3, và 0,12 mol H,SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là
A. 19,424.
B. 16,924.
C. 18,465.
D. 23,176.
Câu 8: Nung m gam hỗn hợp X gồm KMnO, và KCIO3, thu được chất rắn Y (gồm KCI, K2MnO4, MnO2, KMnO4) và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% về khối lượng. Trộn lượng Oị trên với không khí (gồm 80% thể tích N2, còn lại là O2) theo tỉ lệ mol 1 : 4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng Z, thu được hỗn hợp T gồm O2, N2, và CO2, trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 10,5.
B. 10,0.
C.9,5.
D.9,0.
Câu 9: Cho 240 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch gồm AlCl3, a mol/lít và Al2(SO4)3 24 mol/lít; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 51,3 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,16.
B. 0,18.
C. 0,12.
D. 0.15.
Câu 10: Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HCl, thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp 19,2 gam Cu vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 183 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,8.
B. 21,6.
C. 19.2.
D. 32,0.
Mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ bên dưới để xem và tải chi tiết nội dung đáp án tài liệu
Đây là một tập tài liệu hữu ích và quan trọng để các củng cố lại các dạng bài tập hay và khó giúp các em ôn luyện, mở rộng kiến thức, nắm vững những nội dung cơ bản và sẵn sàng bước vào các kì thi quan trọng như Đề thi học kỳ 1 lớp 12, Đề thi học kỳ 2 lớp 12, thi THPT Quốc gia,.. bên cạnh đó các em có thể tự kiểm tra và đánh giá năng lực của mình, ngoài ra mời các em tham khảo các tài liệu học tập khác như:
- 1136 Câu trắc nghiệm Hóa vô cơ
- Trắc nghiệm: Phương pháp nhận biết các chất vô cơ
- Phương pháp quy đổi trong hóa học vô cơ
- 18 cách giải cho bài toán Hóa vô cơ điển hình
VnDoc xin giới thiệu đến các em Bộ tài liệu trắc nghiệm Hóa vô cơ. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình ôn luyện kiến thức môn Hóa học và để chuẩn bị tốt trong các kì thi đặc biệt là kì thi THPT, thi tuyển sinh Đại học- Cao đẳng các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác mà VnDoc tổng hợp và đăng tải tại mục Tài liệu học tập lớp 12 như Trắc nghiệm Toán 12, Trắc nghiệm Địa lý 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12,....
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.