Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8

Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích

sau:

a) Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cùng hai trăm bạc.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này :

- Thôi, tôi ốm yêu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang va vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ki)

c) Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,...

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

3
3 Câu trả lời
  • Đường tăng
    Đường tăng

    a. Báo trước phần giải thích cho thách nặng quá.

    b.

    - Đưa ra lời đối thoại trực tiếp (-Thôi tôi ốm yếu …)

    - Báo hiệu phần giải thích (khuyên anh : ở đời mà có …).

    c. Báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 18/09/21
    • Sư Tử
      Sư Tử

      a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.

      b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.

      c) Đánh dấu (báo trước ) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 18/09/21
      • Ỉn
        Ỉn

        a) Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói (ý rằng thách cưới nặng quá).

        b) Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích.

        c) Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu).

        0 Trả lời 18/09/21

        Văn học

        Xem thêm