Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8

Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó

. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?

3
3 Câu trả lời
  • Người Nhện
    Người Nhện

    - Tình cảm của lão Hạc đối với “cậu Vàng” của lão được tác giả thể hiện thật cảm động:

    + Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự

    + Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm

    + Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu

    + Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ

    + Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó

    - Tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán “cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ.

    +Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.

    + Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.

    - Qua đó có thể thấy con người của Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng; là người cha nhún hậu, thương yêu con sâu sắc.

    Tham khảo thêm: Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng

    Trả lời hay
    2 Trả lời 12/09/21
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt

      * Dàn ý

      A. Mở bài

      - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

      - Khái quát nội dung tác phẩm

      - Dẫn dắt vấn đề

      B. Thân bài

      1. Kể tóm tắt câu chuyện trước khi bán chó.

      2. Phân tích tâm trạng

      - Trước khi bán chó lão suy tính, đắn đo coi đó là một việc hệ trọng.

      -Sau khi bán chó thì lão mếu máo, đôi mắt ầng ấc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu...Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng.

      - Qua đoạn trích thấy Lão Hạc là người giàu tình cảm, nghèo nàn, bần khổ, sau khi bán chó thì cắn dứt lương tâm.

      C. Kết bài

      - Nêu cảm nghĩ của bản thân

      ** Bài viết tham khảo

      "Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

      Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay. Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.

      Lão coi cậu Vàng như người bạn, như đứa con, như con cháu trong nhà mà đối xử hết mực yêu thương Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó. Chính vì tình yêu thương ấy mà khi bán cậu Vàng thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ, day dứt: Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”. Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”. Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão. Sau khi bán chó, lão sắp xếp cho chính cuộc đời mình sau đó: Lão gửi nhờ mảnh vườn cho ông giáo trông coi đến khi nào con trai lão về thì nó có cái để làm vườn. Lão sợ khi lão mất rồi nhiều người lại dòm ngó Lão đem số tiền bán chó và nhịn ăn có được mang sang nhà ông giáo để nhờ vả ma chay cho mình. Suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì thương con lão. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão. Lão

      Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao.Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ.

      Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 12/09/21
      • Cự Giải
        Cự Giải

        1. Mở bài

        Giới thiệu tác giả tác phẩm:

        + Nam Cao, tượng đài văn chương hiện thực trước Cách mạng, một trong những cây bút tiêu biểu nhất thế kỉ 20 với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.

        + "Lão Hạc" ra đời năm 1943, phản ánh một cách khéo léo mà mãnh liệt hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

        + Diễn biến tâm trạng nhân vật Lão Hạc trước và sau khi bán chó được đánh giá là chi tiết đắt giá và gây ám ảnh.

        2. Thân bài

        - Tóm tắt câu chuyện

        - Diễn biến tâm trạng nhân vật lão Hạc trước và sau khi bán chó

        - Trước khi bán chó: Suy nghĩ, tính toán vì đối với ông, cậu Vàng là kỉ vật duy nhất mà con trai ông để lại. Lão đối xử với nó như với một con người.

        - Sau khi bán chó: Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt "ầng ậc nước".

        + Ăn năn, dằn vặt, day dứt vì mình đã "lừa một con chó".

        + Khóc trong đau đớn vì không thể tha thứ cho bản thân

        + Tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".

        - Đặc sắc nghệ thuật trong miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật

        3. Kết bài

        Khẳng định giá trị nhân đạo, lên án xã hội và bày tỏ tình thương với những con người lương thiện.

        0 Trả lời 12/09/21

        Văn học

        Xem thêm