Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8

Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan

: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo"

(Gợi ý: tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miên tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại...; chú ý nêu rõ những gì khiến cho đoạn văn được coi là "tuyệt khéo")

3
3 Câu trả lời
  • Xucxich14
    Xucxich14

    - Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng. Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội đó được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.

    - Tình huống giúp bộc lộ tính cách nhân vật rõ nét:

    + Tên cai lệ thô lỗ, đểu giả, hung ác, không chút tình người.

    + Chị Dậu khi mềm mỏng tha thiết, khi đanh đá, dữ dội,... Diễn biến tâm lí bất ngờ, tự nhiên, hợp lí.

    - Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mag tính khẩu ngữ.

    - Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.

    ⟹ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản này thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 12/09/21
    • Bờm
      Bờm

      “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”:

      - Tình huống truyện gay cấn: Anh Dậu đang trong tình thế nguy cấp, bị uy hiếp tới tính mạnh. Chị Dậu dù van xin tha thiết, nhưng bị chúng đánh và toan bắt trói anh Dậu, trước hoàn cảnh ấy chị Dậu đã phản kháng mạnh mẽ.

      - Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

      + Chị Dậu: hiền lành, yêu thương chồng con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

      + Cai lệ: ác độc, ngang ngược, hung hãn

      - Nghệ thuật đối lập:

      + Ngoại hình: Chị Dậu lực điền >< bọn tay sai sức lẻo khẻo, ngã chỏng quèo…

      + Ngôn ngữ, hành động: Ngôn ngữ xưng hô, hành động van xin >< phản kháng , biến đổi theo hoàn cảnh và tâm lí nhân vật.

      - Giọng văn ở đoạn này có pha sự hài hước, châm biếm, mỉa mai bọn tay sai.

      → Đoạn đánh nhau của chị Dậu đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường dám chống lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính

      Trả lời hay
      2 Trả lời 12/09/21
      • Phước Thịnh
        Phước Thịnh

        Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng, cứu người chồng đang ốm đau bệnh tật. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.

        Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.

        + Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.

        + Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.

        + Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ.

        + Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

        ==> "Tức nước vỡ bờ" quả là "một đoạn tuyệt khéo". Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp "Tắt đèn".

        Trả lời hay
        1 Trả lời 12/09/21

        Văn học

        Xem thêm