Đinh Thị Nhàn Văn học Lớp 8

Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    - Câu thơ cuối bài là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái "ngông" và lãng mạn của Tản Đà. Câu thơ phản ánh khao khát thoát tục để giữ thiên lương.

    - Cái "cười" ở đây của Tản Đà được mang nhiều ý nghĩa:

    + Cười thể hiện niềm vui được thỏa mãn mơ ước lên cõi mộng tưởng

    + Cười vì nhà thơ thấy thế gian ông từ bỏ vẫn là trần tục tầm thường, buồn chán

    + Cười thể hiện sự mỉa mai, giễu cợt khi Tản Đà ở vị trí cao hơn cõi trần ông đang sống.

    0 Trả lời 18/09/21
    • Sư Tử
      Sư Tử

      - Mạch cảm xúc lãng mạn và "ngông" được đẩy lên cao độ bằng một hình ảnh tưởng tượng đầy bất ngờ và ý vị của Tản Đà. Đêm trung thu trăng sáng, đẹp, người người đều ngẩng đầu chiêm ngưỡng thì nhà thơ lại đang ngồi tít mãi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và ... cười.

      - Cái cười ở đây có thể có hai ý nghĩa, vừa thỏa mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li mãnh liệt, đã xa lánh được hẳn cõi đời trần bụi bặm, vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn là "bé tí" khi mình đã bay bổng được lên trên đó.

      => Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.

      0 Trả lời 18/09/21
      • Su kem
        Su kem

        Hình ảnh "trông xuống thế gian cười" gợi ra nhiều ý nghĩa:

        - Cười vì vui vẻ, thoải mái khi được sống ở một nơi thơ mộng, khác hẳn trần gian bí bách, ngột ngạt.

        - Cười giễu nhại trước những gì đang xảy ra nơi trần thế đầy những nhiễu nhương, buồn chán.

        0 Trả lời 18/09/21

        Văn học

        Xem thêm