Anh chị hãy bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu”

Văn mẫu: Anh chị hãy bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu” dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu”

Trong xã hội này, 2 nghề được xem là cao quý và thiêng liêng nhất, được mọi người tôn trọng và tôn vinh lên làm “thầy” đó là nghề giáo và nghề y. Chính vì mà ngạn ngữ Trung Quốc đã từng ví von rằng “ Lương y như từ mẫu” mà sau này Bác Hồ đã dịch qua là “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Để làm rõ điều này chúng ta cần hiểu rõ như thế nào “lương y như mẹ hiền”. Trước hết là hai chữ “lương y”, theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “thầy thuốc giỏi”. Thật ra, trong dân gian nói đến lương y, người ta người hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Kế đến là hai chữ từ mẫu, dĩ nhiên có nghĩa là mẹ hiền. Như vậy, câu lương y như từ mẫu có thể hiểu là người thầy thuốc cổ truyền giỏi như là một người mẹ hiền. Nhưng theo cách hiểu của thời đại y học phương Tây ngày nay, người ta cũng hiểu câu đó là người bác sĩ tốt cũng như là một bà mẹ hiền.

Hiểu sâu sắc “lương y như từ mẫu” có nghĩa thầy thuốc phải giống như mẹ hiền của thời hiện đại. Người mẹ hiền thời nay không còn là người mẹ quê mùa, chỉ biết thương yêu con với tình yêu mù quáng, chỉ biết rầy la mắng mỏ con với thái độ gia trưởng. Mà là bà mẹ có học thức, biết chăm sóc con với kiến thức khoa học, giỏi tâm lý tiếp xúc, khi cần là người bạn chân tình ngang hàng con cái chứ không phải kẻ cả.

Thời nay, rõ ràng con cái dù mẹ hiền và tốt đến đâu vẫn thích tâm sự với bạn thân chí cốt của mình, sẵn sàng thổ lộ tình cảm và đón nhận ý kiến của bạn bè nếu người mẹ không sẵn sàng làm bạn với con mình.

Nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Thầy thuốc giỏi không phán lệnh như gia trưởng mà đối xử bệnh nhân như người bạn chân tình (partnership), để bác sĩ và bệnh nhân cùng đóng vai trò quyết định phương án điều trị dựa vào chứng cứ tốt nhất.

Như vậy, ta thấy câu “lương y như từ mẫu” nếu hiểu một cách sâu sắc vừa có thể xem là cách ví von tuyệt vời về từ ngữ vừa có ý nghĩa phù hợp với y học hiện đại dựa trên y học thực chứng.

Trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”. Rồi Người kết luận: “Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.

Thực tế, không chỉ trong bức thư ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới nói câu “Lương y phải như từ mẫu”, mà trong suốt thời gian từ năm 1947 đến năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 20 bức thư gửi ngành Y tế và viết rất nhiều bài báo về ngành Y tế, hay trong những lần đi thăm các bệnh viện, trạm xá, bên cạnh việc động viên, khen ngợi, định hướng chiến lược cho sự nghiệp phát triển của ngành Y tế nước nhà, Người thường xuyên căn dặn một câu “Lương y phải như từ mẫu” hoặc “Lương y phải kiêm từ mẫu”.

Trong bức thư gửi Hội nghị Quân y, được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Người ta có câu: “Lương y kiêm từ mẫu”, nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền”

Đến tháng 6 năm 1953, cũng nhân dịp Hội nghị Y tế toàn quốc được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành Y tế nước nhà, trong thư Người viết: “Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu”.

lương y như từ mẫuNgày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, buộc Chính phủ thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đi đến ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ vào cuối tháng 7 năm 1954. Theo đó, lập lại hòa bình ở Việt Nam; lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc; quân Pháp rút khỏi miền Bắc; miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội XHCN… Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 10/10/1954, từ 5 cửa ô, bộ đội ta đã tiến vào giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Ngày 15/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức trở về Hà Nội. Nơi đầu tiên Người đến ở là Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Hữu nghị)[4]. Người chọn Nhà thương Đồn Thuỷ làm nơi dừng chân trong những ngày đầu trở về Thủ đô Hà Nội không phải bởi sức khoẻ của Người, mà là để tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và bộ đội. Qua đó cho thấy, những ngày đầu giành thắng lợi, dù bận trăm công nghìn việc, vừa lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thi đua lao động sản xuất xây dựng và kiến thiết nước nhà, vừa ra sức xây dựng và củng cố lực lượng để tiếp tục trường kỳ kháng chiến cứu nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới ngành Y tế.

Hiểu theo nghĩa trên, tôi nghĩ câu “lương y như từ mẫu” khó có thể áp dụng cho y học hiện đại. Khi đã nói “từ mẫu” là gián tiếp đặt vị trí của người thầy thuốc trong vai trò của người mẹ, cấp trên, gia trưởng. Người mẹ dù hiền đức vẫn là người có thể ra lệnh cho con, dù thương con vẫn có thể cho roi cho vọt. Người thầy thuốc (hay bác sĩ) thời xưa thì có thể là người ra lệnh cho bệnh nhân, nhưng ngày nay, trong thế giới y học thực chứng và bình đẳng thì bác sĩ là người ra khuyến nghị. Do đó, vai trò và chức năng của người thầy thuốc khó có thể so sánh với “từ mẫu”. Có thể (chỉ “có thể” thôi) vai trò của người y tá, nay gọi là “điều dưỡng”, thì mới tương xứng và so sánh với hành vi của người mẹ hiền.

Câu “lương y như từ mẫu” có thể xem là một cách ví von hay về từ ngữ, nhưng ý nghĩa thì khó mà phù hợp với y học hiện đại dựa vào nguyên lí của y học thực chứng. Tôi biết nói ra những suy nghĩ này là đi ngược lại tư duy đã ăn sâu vào nhiều bạn bè và đồng nghiệp, và không chừng sẽ bị chỉ trích, nhưng tôi nghĩ trong thực tế khó có một “chân lý” nào là vĩnh cửu.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Anh chị hãy bình luận về câu nói: “Lương y như từ mẫu” cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 5.230
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm