Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 có đáp án
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 1
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 2
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 3
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 4
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 5
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 6
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 7
- Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 8
Bộ đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh ôn tập lại cách hình bài văn đã được học.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.
Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định "đẳng cấp" về nhân cách của mỗi người.
Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận "tầm gửi", trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.
(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http://tuoitre.vn)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định "đẳng cấp" về nhân cách của mỗi người?
Câu 3 (0,75 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận "tầm gửi" chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.
Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5đ): Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ăn tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao người không "về tới" như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa …
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!
Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978
(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984)
Câu 1 (0,5 điểm): Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ.
Câu 3 (0,75 điểm): Điều ước ao thật giản dị được nói tới ở cuối đoạn thơ đã thể hiện niềm mong mỏi gì của người lính nói riêng và của toàn dân tộc nói chung?
Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn thơ gợi cho anh/chị tình cảm gì với những người lính?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về lời dạy của người xưa: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 2 (5đ): Phân tích hai khổ thơ đầu bài Tràng Giang.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên
"Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta...
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ...
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,...
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...
Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình" ...
(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ chủ yếu nào? Nêu tác dụng nghệ thuật của nó?
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì? Ngoài những phẩm chất ấy, theo em thanh niên hiện nay cần có thêm những phẩm chất gì? Vì sao?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận về tư tưởng đạo lí: Có chí thì nên.
Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn - Đề 4
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên
"Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta...
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ...
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,...
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá...
Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình" ...
(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết ?
Câu 2 (0,5 điểm): Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ chủ yếu nào? Nêu tác dụng nghệ thuật của nó?
Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì? Ngoài những phẩm chất ấy, theo em thanh niên hiện nay cần có thêm những phẩm chất gì? Vì sao?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận về tư tưởng đạo lí: Có chí thì nên.
Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 5
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người. Tính "con" và tính "người" luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất,... có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm.
(Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,75 điểm): Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì?
Câu 3 (0,75 điểm): Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người "chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần"?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tự học.
Câu 2 (5đ): Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 6
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp buôn bán cổ vật vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời...
(Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ - Nguyễn Bá Khiêm)
Câu 1 (0,5 điểm): Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 2 (0,75 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 3 (0,75 điểm): Hãy tìm thành phần phụ trong câu đầu và gọi tên thành phần đó.
Câu 4 (1,0 điểm): Theo anh/chị, cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc? Trả lời trong khoảng 10 dòng .
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Suy nghĩ về quan điểm Sách là người bạn lớn của con người.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 7
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: "Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa"?
Câu 3 (0,75 điểm): Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ thứ hai bài Vội vàng.
Đề thi giữa học kì 2 môn Văn 11 - Đề 8
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới.
Thanh niên cần phải có tinh thần gan dạ và sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Trích Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia)
Câu 1 (0,5 điểm): Đối tượng hướng đến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích là ai?
Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3 (0,75 điểm): Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích?
Câu 4 (1,0 điểm): Nếp sống đạo đức nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Bàn về sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2 (5đ): Phân tích đoạn thơ thứ 3 bài Vội vàng.
---------------------------
VnDoc hân hạnh giới thiệu tới các em Bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.