Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì?

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?

  1. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
  2. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
  3. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
  4. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

1. Đấu tranh giai cấp là gì?

Đấu tranh giai cấp, hay còn gọi là mâu thuẫn giai cấp, là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau. Quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp cung cấp đòn bẩy cho sự thay đổi xã hội triệt để cho đa số người dân là hạt nhân các tác phẩm của Karl Marx và triết gia vô chính phủ Mikhail Bakunin. Tuy nhiên, việc phát hiện ra sự tồn tại của cuộc đấu tranh giai cấp không phải là sản phẩm của sách vở; lý thuyết của các triết gia trên dựa trên sự tồn tại có sẵn trong xã hội của cuộc đấu tranh giai cấp thời kỳ họ sống.

2. Có mấy hình thức đấu tranh giai cấp

Đấu tranh giai cấp có thể có nhiều hình thức khác nhau:

- Bạo lực trực tiếp, chẳng hạn như các cuộc chiến tranh tranh giành các nguồn tài nguyên và lao động rẻ;

- Bạo lực gián tiếp, chẳng hạn như tử vong vì nghèo đói, đói khát, bệnh tật hoặc điều kiện làm việc không an toàn;

- Ép buộc, chẳng hạn như nguy cơ mất việc làm hoặc một khoản đầu tư quan trọng;

- Hay ý thức hệ, hoặc là cố ý (với các sách và bài báo quảng bá chủ nghĩa tư bản) hoặc vô ý (như với việc thúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo)

3. Sơ lược về các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức XVIII đến đầu thế kỷ XIX

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội. Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội

Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.

+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

Những hình thức đấu tranh đầu tiên:

+ Ban đầu là đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, đốt công xưởng. Hình thức đấu tranh tự phát của giai cấp vô sản.

+ Sau đó, chuyển qua hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.

Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.

- Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, càng đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

- Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ đàn áp.

- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-Iê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ.

Kết quả:

Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.

Ý nghĩa

Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Pháp, Đức, Anh nêu trên tuy cuối cùng đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này. Phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nghĩa đầu thế kỉ XIX đều chưa giành được thắng lợi nhưng nó đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Ví dụ ở Anh:

+ Mỗi ngày công nhân trong các xưởng dệt phải lao động 14 đến 15 giờ, thậm chí 18 giờ.

+ Điều kiện làm việc rất tồi tệ bởi môi trường luôn ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.

+ Tiền lương của công nhân rất thấp, lương của phụ nữ và trẻ em còn rẻ mạt hơn.

- Việc sử dụng máy móc nhiều luôn đặt công nhân trong cảnh đe dọa bị mất việc làm.

- Phong trào Hiến chương ở Anh, từ năm 1836 đến năm 1847, có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt. Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức hồi nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh những điểm dưới đây:

- Sự lớn mạnh và trưởng thành của giai cấp công nhân.

- Ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng cao: Lúc đầu chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, sau đó còn đòi quyền lợi về chính trị.

- Tinh thần đoàn kết dần được hình thành và phát triển.

- Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng có tổ chức và có sự liên kết với nhau.

- Những cuộc đấu tranh đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

⇒ Tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận khoa học sau này.

4. Ưu điểm và nhược điểm của cuộc đấu tranh giai cấp công nhân cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX

* Ưu điểm:

- Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.

- Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: từ đấu tranh kinh tế dần chuyển sang đấu tranh chính trị.

- Sự trưởng thành của giai cấp công nhân tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

* Nhược điểm:

- Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối rõ ràng.

- Còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.

-------------------------------

Ngoài Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 458
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm