Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) và cách mạng Trung Quốc (1946-1949)

VnDoc xin giới thiệu bài Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) và cách mạng Trung Quốc (1946-1949) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) và cách mạng Trung Quốc (1946-1949)

  1. Kẻ thù
  2. Phương pháp đấu tranh
  3. Kết quả
  4. Lực lượng

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Phương pháp đấu tranh

Phương pháp đấu tranh chủ yếu của cách mạng Ấn Độ là bất bạo động, đấu tranh chính trị - hòa bình. Còn cách mạng Trung Quốc lại tiến hành đấu tranh vũ trang.

1. Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc và sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (1/10/1949)

- Cuộc cách mạng Trung Quốc (1946 – 1949) không có tính nhân dân vì thực chất là cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng (Đảng của giai cấp tư sản) và Đảng Cộng sản (Đảng của giai cấp vô sản).

- Đến cuối tháng 8-1945, với sự giúp sức của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh, cùng sự nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân Đảng, cuối cùng cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm đã giành được thắng lợi. Tháng 9-1945, Nhật Bản chính thức tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh.

- Lợi dụng danh nghĩa tiếp quản, tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã chiếm nhiều ngân hàng xí nghiệp công nghiệp và tài sản thương nghiệp quốc gia mà trước đây phát xít Nhật chiếm giữ.

- Năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dưới quyền Trung Quốc Quốc dân Đảng bị lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại trong nội chiến, do đó để mất quyền thống trị tại Trung Quốc đại lục. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc kiến lập Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, chính thức nắm quyền trên toàn Trung Quốc đại lục, đến tháng 12 cùng năm thì Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời đến Đài Bắc, tiếp tục duy trì chủ quyền riêng đối với khu vực đảo Đài Loan, hình thành cục diện chia cắt hai bờ eo biển.

- Hội nghị hiệp thương đã thông qua “Cương lĩnh chung” quy định nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia chuyên chính dân chủ nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo trên cơ sở liên minh công nông. Hội nghị quyết định lấy thành phố Bắc Bình làm thủ đô kể từ ngày 27-9-1949 (sau đó đổi tên thành Bắc Kinh). Hội nghị quy định Quốc kỳ của Trung Quốc là cờ đỏ có 5 ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết cách mạng của nhân dân trong cả nước; Quốc ca là bài hát “Nghĩa dũng quân tiến hành khúc”. Ngày 30-9-1949, ngày làm việc cuối cùng của hội nghị, các đại biểu nhất trí việc xây dựng đài tưởng niệm anh hùng nhân dân tại Quảng trường Thiên An Môn để ghi nhớ công lao các liệt sĩ đã góp sức cho cách mạng Trung Quốc.

- Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trên thế giới. Cuộc cách mạng đã kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản. Cách mạng 1949 ở Trung Quốc mở đầu thời kì lịch sử mới - thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

- Các nhà nghiên cứu chính trị đánh giá, sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn đến lịch sử phát triển của nhân loại. Bởi thắng lợi của cách mạng này đã giải phóng đất nước và nhân dân Trung Quốc thoát khỏi sự nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. Sự ra đời của Trung Quốc sẽ đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á, góp phần không nhỏ vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945-1950 diễn ra như thế nào?

- Cuộc cách mạng Ấn Độ có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân nên có tính nhân dân.

- Diễn biến:

+ 19/2/1946 hai vạn thuỷ binh Bom-bay khởi nghĩa đòi độc lập dân tộc, được sự hưởng ứng của các lực lượng dân chủ.

+ Ngày 22.02, ở Bom-bay, 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành, mít-tinh chống Anh…lôi kéo quần chúng nổi dậy ở Can-cút-ta, Ma-đrát, Ka –ra-si.

+ Ở nông thôn xung đột nông dân với địa chủ.

+ Đầu năm 1947, 40 vạn công nhân Calcutta bãi công.

+ Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).

+ Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập.

+ 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.

-------------------------------

Ngoài Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) và cách mạng Trung Quốc (1946-1949) đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 59
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm