Vì sao giai đoạn 1924 -1929 Châu Âu ổn định về mặt kinh tế và chính trị?

Vì sao giai đoạn 1924 -1929 Châu Âu ổn định về mặt kinh tế và chính trị? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vì sao giai đoạn 1924 -1929 Châu Âu ổn định về mặt kinh tế và chính trị?

  1. Các chính quyền tư sản đã củng cố được nền thống trị của mình
  2. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa
  3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
  4. Đàn áp, đẩy lùi cuộc đấu tranh của quần chúng

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Đàn áp, đẩy lùi cuộc đấu tranh của quần chúng

Giai đoạn 1924-1929 Châu Âu ổn định về mặt kinh tế và chính trị: là vì Đàn áp, đẩy lùi cuộc đấu tranh của quần chúng

1. Những nét chung thêm về các nước Châu Âu thời kì thế chiến

- Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:

+ Một số quốc gia mới đã ra đời từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và bại trận của nước Đức.

+ Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận đều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới 1,4 triệu người chết, nước Đức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc địa...).

- Có sự xuất hiện của các quốc gia mới như: Áo, Phần Lan, Ba Lan, Hung-ga-ri,...

- Nền kinh tế châu Âu bị khủng hoảng nặng nề (Pháp và Đức là 2 nước khủng hoảng nghiêm trọng nhất)

* Nước Pháp:

+ 1,4 triệu người chết.

+ 10 tỉnh công nghiệp phát triển nhất bị tàn phá.

+ Tổng thiệt hại lên tới 200 tỉ phrăng...

* Nước Đức:

+1,7 triệu người chết.

+Mất toàn bộ thuộc địa.

+Phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và phải trả rất nhiều tiền cho chiến tranh.

- Cao trào Cách mạng bùng nổ → khủng hoảng chính trị

=> Từ năm 1924 đến năm 1929, chính quyền các nước đẩy lùi cao trào cách mạng và khôi phục, phát triển kinh tế.

- Một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định thậm chí khủng hoảng trầm trọng như ở Đức, Hung-ga-ri. Trong những năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng

2. Tình hình kinh tế

Công nghiệp: sản xuất công nghiệp khôi phục và phát triển mạnh. Đến năm 1929, vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.

+ Các tập đoàn tư bản độc quyền lớn xuất hiện, thâu tóm những ngành kinh tế chính của Đức.

+ Địa vị quốc tế dần dần được phục hồi, gia nhập Hội Quốc liên, kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản Châu Âu và Liên Xô.

3. Tình hình chính trị

- Chế độ Cộng hòa Vai-ma được củng cố, quyền lực của giới tư bản cầm quyền được tăng cường.

- Chính phủ tư sản thi hành chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

- Các Đảng tư sản công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

4. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

- Ở Đức: giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.

- Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong một mặt trận chung – mặt trận nhân dân Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân.

5. Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?

- Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, bộc lộ bản chất hiếu chiến, xâm lược thuộc địa và áp đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Thế giới bị chia cắt với một bên là các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển và một bên là các nước thuộc địa và phụ thuộc, có nền kinh tế lạc hậu. Đến đầu thế kỷ XX, cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), khiến các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt.

- Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Afganistan, Indonesia… và cách mạng phương Đông “thức tỉnh”. Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là cần phải tập hợp lực lượng, lựa chọn phương thức tiến hành cách mạng như thế nào để giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc.

-------------------------------

Ngoài Vì sao giai đoạn 1924 -1929 Châu Âu ổn định về mặt kinh tế và chính trị? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 42
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm