Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện chính sách kinh tế mới năm 1921

Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện chính sách kinh tế mới năm 1921 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện chính sách kinh tế mới năm 1921

  1. Nhiều vùng lâm vào dịch bệnh nạn đói
  2. Sản lượng công nghiệp nông nghiệp bị giảm sút
  3. Chiến tranh đã phá hoại nền kinh tế nặng nề
  4. Sự chống phá của bọn phản cách mạng

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Chiến tranh đã phá hoại nền kinh tế nặng nề

1. Khái quát về Chính sách kinh tế mới (NEP)

Chính sách kinh tế mới (NEP) là một chính sách kinh tế của Liên Xô được đề xuất bởi Vladimir Lenin năm 1921 như một biện pháp tạm thời. Lenin đã miêu tả NEP vào năm 1922 như là một hệ thống kinh tế mà có thể bao gồm "một thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản, cả hai đối tượng đều thuộc sự quản lý của nhà nước", trong khi những doanh nghiệp xã hội hóa nhà nước sẽ hoạt động trên "một cơ sở lợi nhuận".

NEP đã đưa ra một chính sách kinh tế thị trường định hướng hơn (được coi là cần thiết sau Nội chiến Nga từ 1918 tới 1922) để thúc đẩy nền kinh tế đất nước, thứ đã bị thiệt hại nặng nề từ 1915. Chính phủ đã hủy bỏ một phần việc quốc hữu hóa hoàn toàn ngành công nghiệp (đã chính thức hóa trong thời kỳ 1918 tới 1921) và được trình ra một hệ thống kinh tế hỗn hợp, thứ mà cho phép các cá nhân sở hữu những doanh nghiệp nhỏ,[2] trong khi quốc gia tiếp tục quản lý ngân hàng, thương mại quốc tế, và công nghiệp nặng. Ngoài ra, NEP thủ tiêu prodrazvyorstka (cưỡng bức trưng dụng lúa mì) và trình ra prodnalog: một sắc thuế đánh lên những người nông dân, có thể trả theo hình thức của sản phẩm thô nông nghiệp. Chính phủ Bolshevik đã chấp nhận NEP trong Đại hội 10 của Đảng Cộng sản toàn Nga (tháng 3 năm 1921) và đã ban bố nó bằng một sắc lệnh vào 21 tháng 3 năm 1921:"Bàn về Sự thay thế của Prodrazvyorstka bằng Prodnalog". Những sắc lệnh thêm nữa nhằm cải tiến chính sách. Những chính sách khác bao gồm Cải cách tiền tệ (1922-1924) (Liên Xô) và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách NEP đã tạo ra một nhóm người mới được gọi là NEPmen (nhà giàu mới). Joseph Stalin đã từ bỏ NEP năm 1928 với chính sách Bước ngoặt vĩ đại.

2. Hoàn cảnh của Chính sách kinh tế mới (NEP)

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.

=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.

3. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới (NEP)

Đó là việc khôi phục và phát triển các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước và các thành phần kinh tế khác, coi đó là những biện pháp quá độ, những mắt xích trung gian để chuyển sang CNXH, là phương thức để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Đây là những hình thức và phương pháp mới xây dựng CNXH thay cho Chính sách cộng sản thời chiến đã tỏ ra không phù hợp với điều kiện đã thay đổi.

Có thể khẳng định, NEP là đổi mới nhận thức về CNXH với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực, chú trọng kích thích lợi ích vật chất và coi đó động lực quan trọng để phát triển kinh tế, sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Dưới đây là các nội dung chủ yếu của NEP:

Thuế lương thực.

Việc ra đời của chính sách thuế lương thực - sự khởi đầu của NEP - đã đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong minh liên công- nông ở nước Nga lúc bấy giờ. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, theo Lênin, phải áp dụng Chính sách thuế lương thực. Nội dung chính của chính sách này là:

- Nhà nước xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho nông dân (thường chỉ bằng 1/2 so với trước đó).

- Người nông dân sau khi đã đóng góp thuế lương thực theo quy định, được tự do bán sản phẩm của mình để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết; nếu sản xuất càng nhiều thì sau khi đóng thuế, người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập càng cao.

Chính sách này đã đem lại kết quả quan trọng trong việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của nước Nga sau chiến tranh.

Khôi phục và phát triển quan hệ trao đổi sản phẩm giữa nông nghiệp và công nghiệp.

Lênin xem vấn đề trao đổi hàng hóa như một hình thức chủ yếu của mối quan hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn, như một tiền đề cần thiết để xây dựng thành công CNXH. Khác với cơ chế giao nộp, trưng thu của Chính sách cộng sản thời chiến trước đây, cơ chế trao đổi sản phẩm kinh tế hàng hóa cho phép đạt được mục tiêu như:

Một là, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng của nông dân, của xã hội. Thông qua trao đổi hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển.

Hai là, đây là con đường để Nhà nước giải quyết vấn đề lương thực một cách chắc chắn, sản xuất lương thực càng mang tính chất hàng hóa sẽ khuyến khích nông dân mở rộng diện tích canh tác, thâm canh. Kết quả là tổng số lương thực của xã hội tăng lên, khối lượng lương thực vào tay Nhà nước qua con đường trao đổi và thu thuế cũng ngày càng tăng.

Ba là, làm sống động các ngành kinh tế và toàn bộ sinh hoạt xã hội ở thành thị và nông thôn.

Như vậy, V.I Lê nin đã cụ thể hóa quan điểm "bắt đầu từ nông dân" trong hai chính sách: thuế lương thực và trao đổi hàng hóa. Từ đó cho thấy chính sách thuế lương thực của Lênin còn bao hàm tư tưởng chuyển sang kinh doanh lương thực. Theo Người, để thực hiện trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp cần giải quyết hai vấn đề:

- Thứ nhất, nguồn hàng hóa công nghiệp để trao đổi.

- Thứ hai, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế hàng hóa để thực hiện NEP với sự phục hồi và kích thích xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa của sản xuất hàng hóa nhỏ.

Lê nin cho rằng: Sự phát triển của trao đổi tư nhân, của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển không tránh khỏi. Việc ngăn cấm, chặn đứng sự phát triển đó là có hại cho cách mạng, tuy nhiên, không được coi thường, buông lỏng sự kiểm tra, kiểm soát sự phát triển ấy.

Sử dụng các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Lênin chỉ ra rằng, trong một nước như nước Nga, kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế thì hễ có trao đổi tự do buôn bán, thì sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư sản, có tính tự phát tư bản chủ nghĩa. Đó là một chân lý sơ đẳng của kinh tế chính trị. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của nhà nước vô sản cần như thế nào?

Chính sách đúng đắn nhất như Lê nin khẳng định là giai cấp vô sản cung cấp cho tiểu nông tất cả những sản phẩm công nghiệp mà họ cần dùng do những công xưởng lớn xã hội chủ nghĩa sản xuất ra để đổi lấy lúa mì và nguyên liệu. Nhưng hoàn cảnh lúc này không cho phép chính quyền Xô Viết làm được điều đó. Vậy cần phải làm thế nào? Theo Lê nin có hai cách giải quyết:

- Hoặc là tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tiểu thương, mà sự trao đổi này là xu hướng không thể tránh khỏi khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ, Lênin cho rằng "Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với Đảng nào muốn áp dụng nó".

- Hoặc là tìm cách hướng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Lê nin cho rằng đây là chính sách có thể áp dụng được và duy nhất hợp lý.

Người nhiều lần khẳng định: chủ nghĩa tư bản nhà nước là một bước tiến so với thế lực tự phát tư sản, nó gần CNXH hơn kinh tế của sản xuất hàng hóa nhỏ và tư bản tư nhân. Người đã tìm ra những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước Nga lúc bấy giờ như: tô nhượng, hợp tác xã, đại lý, hợp đồng cho thuê. Tuy khác nhau, song các hình thức này đều nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hóa của Nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ, bảo đảm sự thắng lợi của CNXH một cách vững chắc.

Rõ ràng, cơ chế kinh tế của thời kỳ Chính sách kinh tế mới mang tính chất quá độ, gián tiếp, theo hướng "không đập tan cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, thương nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản, mà là chấn hưng thương nghiệp bằng cách Nhà nước điều tiết những cái đó nhưng chỉ trong chừng mực chúng sẽ được phục hồi lại". Cơ chế này hoàn toàn khác với cơ chế kinh tế có tính chất mệnh lệnh trực tiếp của chính sách cộng sản thời chiến được thi hành trước đó.

4. Ý nghĩa Chính sách kinh tế mới

Với nội dung toàn diện, đặt trong bối cảnh nước Nga Xô-viết thời điểm năm 1921, NEP thực sự là quyết sách chiến lược cơ bản mang tính cách mạng và sáng tạo, song về sách lược lại là chính sách mềm dẻo và năng động. Sau hơn 3 năm thực hiện NEP, nước Nga Xô viết đã thoát khỏi khủng hoảng, thành quả của cuộc cách mạng được giữ vững, công cuộc xây dựng đất nước theo những yêu cầu của các quy luật khách quan mà NEP đã thể nghiệm thành công được tiếp tục triển khai, với tính cách là chiến lược phát triển. Do đó, có thể thấy, NEP không chỉ là chính sách kinh tế mà còn là đường lối chính trị đúng đắn và dũng cảm để Nhà nước Nga Xô-viết tháo gỡ khó khăn, điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những quan niệm mới mẻ và đúng đắn của NEP đã được thực tiễn xác nhận.

Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm, khi lâm vào khó khăn, trì trệ, khủng hoảng, những người cộng sản chân chính ở các nước lại trở về tìm lối thoát từ những gợi ý, chỉ dẫn trong di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó Chính sách kinh tế mới của Lênin. Bởi Chính sách kinh tế mới không chỉ là con đường xây dựng dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga mà tầm vóc lịch sử của nó đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và mang tính phổ biến trên thế giới. Đây là sự tổng hợp các giải pháp kinh tế - xã hội - chính trị mang tính quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước tiểu nông. Sự thành công của NEP ở nước Nga Xô-viết trong những năm đầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội theo con đường xã hội chủ nghĩa, đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu, có thể áp dụng cho những nước có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội tương tự.

Như vậy, Chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin đã thể hiện sự kiên định, lan tỏa khát vọng đổi mới, sáng tạo nhằm xây dựng một chế độ xã hội cường thịnh, dân chủ, bình đẳng, mang lại hạnh phúc cho con người như là giá trị mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mang lại.

-------------------------------

Ngoài Nguyên nhân cơ bản nhất bắt buộc nước Nga phải tiến hành thực hiện chính sách kinh tế mới năm 1921 đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 37
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm