Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai?
Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai?
Câu hỏi: Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai?
- Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
- Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
- Thỏa hiệp với Tư sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
- Lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động; sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản
Lời giải:
Đáp án B. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động
Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai thành lập, Đại hội thông qua những quyết định quan trọng: sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước; đấu tranh đòi ngày làm 8h; lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng của giai cấp VS thế giới (ngày quốc tế lao động)
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Sau thất bại của Công xã Pari, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì:
+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
+ Mác và Ăng - ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân.
+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
- Các phong trào tiêu biểu:
+ 1899, tại Anh, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.
+ 1893, ở Pháp, Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893
+ 1886, Mỹ, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.
2. Quốc tế thứ hai 1889 - 1914.
Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875: Đảng xã hội dân chủ Đức; 1879 Đảng Công nhân Pháp; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga).
- Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất.
=> Ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pari tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
Hoạt động từ 1889 - 1914
- 1889 - 1895: dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trào của công nhân quốc tế.
- 1895 - 1914: Quốc tế bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
- Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã.
3. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
Lê Nin Sinh ngày 22-4-1870, trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
- Sinh viên: tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng.
- Năm 1893, trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân Mác-xít.
- Năm 1903, thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
* Cương lĩnh:
- Nhiệm vụ chủ yếu: xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản.
- Nhiệm vụ trước mắt: lật đổ tư sản, chế độ Nga hoàng, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
Cách mạng Nga 1905 - 1907
* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
- Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”, …
* Diễn biến:
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
- Tháng 5-1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6-1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.
- Tháng 12- 905, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.
- Năm 1907, phong trào tạm dừng.
* Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Giáng đòn chí tử vào giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Làm lung lay chế độ Nga hoàng.
+ Chuẩn bị cho cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
+ Ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-------------------------------
Ngoài Nêu những quyết định quan trọng của quốc tế thứ hai? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.