Nêu đặc điểm của đế quốc Đức

Nêu đặc điểm của đế quốc Đức được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích.

Trả lời:

- Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến".

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

1. Hoàn cảnh ra đời

Đế quốc Đức (tiếng Đức: Deutsches Reich), (tiếng Anh: German Empire) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ. Đây là đỉnh cao của một quá trình quân sự, kinh tế, ngoại giao, chính trị được kết thúc với chiến thắng vẻ vang của Vương quốc Phổ trước Áo sau trận chiến quyết định tại Königgrätz vào năm 1866 và đại thắng của người Phổ trước quân nước Pháp trong trận Sedan vào năm 1870. Các vùng đất riêng rẽ ở Đức đã được thống nhất bằng chính sách "máu và sắt". Đế quốc Đức ra đời, với lãnh thổ ngoại trừ nước Áo, và người Phổ lãnh đạo Đế quốc: Vua Phổ là Wilhelm I lên ngôi Hoàng đế Đức. Thủ tướng Otto von Bismarck - người lập công đầu trong công cuộc nhất thống quốc gia, trở thành vị đại anh hùng dân tộc.

Sự ra đời của Đế quốc Đức là một thay đổi lớn lao trong cán cân quyền lực châu Âu. Nhà nước ấy là một nền quân chủ lập hiến bán nghị viện có tổ chức liên bang, với 41 triệu dân cho đến năm 1918 thì dân số tăng lên đến 65 triệu người với diện tích là 540.857,54 km2 (không tính các thuộc địa của Đức). Trong suốt tồn tại của mình, Đế quốc Đức là quốc gia hàng đầu của châu Âu: về quân sự và kinh tế, Đức vượt trội. Khoa học, công nghệ, giáo dục và hành chính Đức trở thành mẫu mực. Nước Đức cũng nắm vai trò quyết định trong quan hệ quốc tế, và chấm dứt vào năm 1918 sau khi bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất dẫn tới thỏa hiệp năm 1919.

2. Tình hình kinh tế - chính trị

* Tình hình kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

- Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ, vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh.

- Năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.

* Tình hình chính trị:

- Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.

- Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác.

- Chế độ chính trị ở Đức thời kì này thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

- Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

- Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.

Từ giữa đến cuối những năm 30 của thế kỉ XX, Đức đã chuyển sang chế độ phát xít, tập trung phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho quân sự nên rất cần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và nguồn nhân công rẻ mạt. Nhưng lúc này Đức có rất ít thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì Anh Pháp Mĩ đã phân chia hệ thống thuộc địa trên thế giới. Nếu xem việc phân chia thuộc địa của Anh Pháp Mĩ là 1 bữa tiệc để 3 nước này chia cho nhau những chiếc bánh ngon lành mang tên thuộc địa '' thì Đức là kẻ đến quá muộn.Chính vì vậy Đức như 1 con hổ đói muốn đòi phân chia lại hệ thống thuộc địa thế giới nhưng Anh Pháp Mĩ không bao giờ chấp nhận

=> Đức đã dùng sức mạnh quân sự cùng với chế độ phát xít tàn bạo liên minh với Nhật, Italia đã gây chiến với phe hiệp ước với mục đích giành lấy những chiếc bánh thuộc địa của Anh Pháp Mĩ

=> Đức là một con hổ đói đến bàn tiệc quá muộn nên đã dùng sức mạnh để đi cướp miếng ăn “Chiếc bánh thuộc địa” từ tay kẻ khác

-------------------------------

Ngoài Nêu đặc điểm của đế quốc Đức đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 27
Sắp xếp theo

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm