Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Câu hỏi: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?
Lời giải
- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.
- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.
- Bên cạnh đó, cuộc chiến đấu do Nguyễn Tri Phương chỉ huy lúng túng, diễn ra rời rạc, bị động, chờ chỉ thị của triều đình, không có sự hỗ trợ của các nơi.
=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc.
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Cuối năm 1872, thực dân Pháp sai lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết việc này, Gác-ni-ê chỉ huy 20 vạn quân Pháp kéo ra Bắc.
- Ngày 20/11/1873, quân Pháp đánh thành Hà Nội. Quân ta do Nguyễn Tri Phương chỉ huy cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Đến trưa cùng ngày thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương và hi sinh.
- Pháp nhanh chóng chiếm được một số tỉnh Bắc Kì.
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)
- Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: quấy rối địch, đánh địch, kháng cự Pháp…
- Ngày 21/12/1873, lợi dụng tình hình địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã phản công Pháp, đánh ra Cầu Giấy. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi hăng hái đánh giặc.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Theo đó Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
- Hoàn cảnh
- Sau điều ước 1874, nhân dân phản đối mạnh mẽ.
- Kinh tế kiệt quệ, triều đình khước từ mọi cải cách, đất nước rơi vào tình trạng rối loạn.
- Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, chúng cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên càng quyết tâm chiếm nước.
- Lấy cớ triều đình Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874 và giao thiệp với nhà Thanh, quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai
- Diễn biến
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, năm 1882 Ri-vi-e dẫn đầu quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
- Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu nộp thành.
- Hoàng Diệu đã lãnh đạo nhân dân chống trả nhưng thất bại.
- Triều đình cầu cứu nhà Thanh và thương thuyết với Pháp. Trong khi đó, Pháp đã nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác ở Bắc Kì.
Cửa Bắc (Hà Nội) còn dấu tích vết đạn thần công của Pháp khi chúng dùng chiến thuyền tấn công thành Hà Nội từ phía bờ sông Hồng năm 1882
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp
- Ở Hà Nội: nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người, gương giáo chỉnh tề tụ tập tại đình Quảng Văn chuẩn bị kéo vào thành nhưng chưa kịp đi thì thành mất. Cuộc chiến đấu diễn ra trong long địch sau đó diễn ra vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội phối hợp với nhân dân các vùng xung quanh đào hào, đắp lũy, lập các đội dân dũng.
- Tại các địa phương: nhân dân đắp đập, cắm kè trên song làm hầm chông, cạm bẫy,… chống Pháp. Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội, ngày đêm tập kích, phục kích, đốt phá kho tàng doanh trại của địch. Ri-vi-e phải trở về Hà Nội đối phó.
- Chiến thắng Cầu Giấy năm 1883: ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của quân ta. Quân Cờ đen phối hợp với quân Hoàng Tá Viên, đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.
=> Ý nghĩa: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương thuyết. Tuy nhiên sau khi có thêm viện binh, nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục, thực dân Pháp tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
-------------------------------
Ngoài Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.