Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam

  1. Vừa khai thác vừa chế biến
  2. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ
  3. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng
  4. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Trả lời

Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp ở Việt Nam là tăng cường đầu tư thu lãi cao → chọn đáp án D

Giải thích chi tiết

Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế của Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên khoảng 4 tỉ phrăng. Trong đó, Pháp đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất.

Vì sao chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam lại tăng cường đầu tư thu lãi cao phân tích từ các yếu tố sau

* Nguyên nhân:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ==> Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra ,để nhanh chóng khôi phục địa vị kinh tế, chính trị, Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Pháp, đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa (trong đó có Việt Nam) với qui mô lớn và tốc độ nhanh.

* Nội dung khai thác:

Vốn đầu tư của Pháp vào Đông Dương tăng mạnh, tập trung vào hai ngành: cao su và khai mỏ

- Nông nghiệp: Mở rộng đồn điền trồng cao su (1927 lên tới 400 triệu phrăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn ha năm 1930; nhiều công ty cao su ra đời).

- Công nghiệp: tăng cường khai thác mỏ than (lập thêm nhiều công ty than mới: công ty than Hạ Long, Tuyên Quang, Đông Triều…).

- Mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới (sợi Hải Phòng, Nam Định, đường Tuy Hòa, gạo Chợ Lớn…)

- Thương nghiệp phát triển, Pháp dựng hàng rào thuế quan để độc chiếm thị trường.

- Giao thông vận tải được mở rộng để phục vụ cho cuộc khai thác (đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền).

- Đánh thuế nặng, nhiều loại thuế (từ 1912 – 1930, ngân sách Đông Dương tăng 3 lần).

- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.

* Đặc điểm:

+ Diễn ra rất nhanh, có điểm mới là: tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật, mở rộng sản xuất để kiếm lời .

+ Hạn chế công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp.

+ Kinh tế VN phát triển thêm một bước nhưng vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

-------------------------------

Ngoài Nét mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 8

    Xem thêm