Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cẩm nang hoạt động nghi lễ Đội

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc cẩm nang hoạt động nghi lễ Đội để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm hiểu biết về các hoạt động nghi lễ Đội nhé.

Những nguyên tắc cơ bản về việc tổ chức thực hiện nghi lễ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được giới thiệu trong tài liệu Nghi lễ Đội được biên soạn xây dựng trên cơ sở lý luận, phân tích vận dụng theo tỷ lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh và Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh nhằm giúp cho BCH Đội, phụ trách Đội quán triệt những vấn đề chung nhất.

I. NGHI LỄ CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1. Khái niệm:

Nghi lễ của Đội là những hình thức hoạt động tổng hợp của Nghi thức Đội bởi trong phần thực hiện nghi lễ có sự vận dụng các động tác nghi thức cơ bản của đội viên hoặc đội ngũ - đội hình … Thí dụ Chào cờ có các động tác nghi thức để tập hợp đội hình, chỉnh đốn hàng ngũ, đánh trống, chào, hát Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội, cầm cờ, …

2. Vai trò:

Việc thực hiện tốt, nghiêm túc các nghi lễ Đội có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục đội viên về lý tưởng và thẩm mỹ, tinh thần tự quản, ý thức kỷ luật … Tất cả những đức tính ấy góp phần không nhỏ vào việc xây dựng tổ chức Đội:

-Trong buổi lễ kết nạp đội viên: nếu làm tốt các phần nghi lễ sẽ khắc họa ấn tượng sâu sắc cho đội viên mới, tạo nên tình cảm của đội viên đó với tổ chức Đội, hình thành động cơ tốt cho việc phấn đấu rèn luyện bản thân cũng như việc góp công sức cho tổ chức Đội.

-Trong buổi lễ chào cờ các em đội viên thể hiện ý thức kỷ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc, với Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua sự biểu hiện thái độ như có nghiêm túc, có tuân theo khẩu lệnh của chỉ huy hay không.

3. Các hình thức nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh:

1- Lễ chào cờ

2- Lễ duyệt Đội

3- Lễ diễu hành

4- Lễ kết nạp đội viên

5- Lễ công nhận cấp Đội

6- Lễ trưởng thành Đội

7- Đại hội Đội

8- Liên hoan Cháu ngoan Bác Hồ

II/ NHỮNG YÊU CẦU CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC NGHI LỄ ĐỘI

1. Việc tổ chức, thực hiện nghi lễ Đội đều dực vào nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Đội trong “ Điều lệ Đội“ (điều 5,6,7,8,9).

1.Đội là tổ chức của thiếu nhi, vậy nghi lễ Đội là nghi lễ của đội viên, do đội viên tổ chức thực hiện, từ việc trang trí, đón khách, phát biểu cho đến việc viết văn bản và chương trình chi tiết các nghi lễ với sự hướng dẫn giúp đỡ của phụ trách.

2. Việc thực hiện các nghi lễ thể hiện trình độ tổ chức và tự quản của các cấp Đội, do đó BCH Đội cần được hướng dẫn, tập huấn trước. Phụ trách phải hết sức kiên nhẫ , gợi ý và tập cho đội viên quen dần vói từng công việc.

3.Ngôn ngữ sử dụng trong nghi lễ phải ngắn gọn, chính xác, tránh những kiểu khẩu lệnh thừa. Nội dung lễ cần nghiêm túc nhưng vui vẻ thoải mái để đảm bảo tính Đội (khác với các đoàn thể người lớn).

4.Bố trí khách mời nên đối diện với đội viên (chữ U) hoặc vào một dãy (hàng dọc), tránh ngồi che chắn hết đội viên tạo tâm lý không thuận lợi cho cả 2 phía.

Để có thể thực hiện tốt các yêu cầu, phụ trách cần biết rằng: Sự tự quản của Đội là thể hiện tính giáo dục Đội. Đối với đội viên là tự giáo dục, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách vì đội viên vẫn là trẻ em, một đối tượng giáo dục mà sự giáo dục của Đội đều thông qua các hoạt động Đội. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục.

1. LỄ CHÀO CỜ

I/ Ý NGHĨA - YÊU CẦU:

1. Ý nghĩa:

- Lễ chào cờ được cử hành nghiêm trang để mở đầu các buổi lễ lớn của Đội và nhà trường (Lễ khai giảng, bế giảng năm học, lễ phát động chủ đề, lễ khai mạc đại hội Đội, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành). Thái độ của đội viên lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỷ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc, với Đội TNTP Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu:

Dù tổ chức trong phòng hay ngoài trời, lễ chào cờ đều phải trang nghiêm trân trọng. Tùy tính chất loại hình hoạt động và địa điểm diễn ra các hoạt động đó mà lựa chọn hình thức chào cờ cho phù hợp.

II/ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CHÀO CỜ VÀ BỐ TRÍ SÂN LỄ:

1. Các hình thức tổ chức lễ chào cờ:

a. Cờ treo trên lễ đài hoặc trên cột cờ:

-Vật dụng: cờ nước, cờ Đội, di ảnh Bác Hồ.

- Cách treo cờ: cờ nước đính bên phải phông lễ, bên cạnh cờ nước, về phía trái cờ Đội được đặt thấp hơn một chút. Dưới cờ nước, cờ Đội thường có bục gỗ tượng Bác Hồ.

-Diễn tiến lễ chào cờ được tiến hành như quy định

b.Cờ được đội viên cầm, đứng trước đơn vị:

- Chào cờ ở chi đội: Cờ chi đội do một đội viên cầm ở tư thế giương cờ, đứng trước chi đội quay mặt về đơn vị. Diễn tiến lễ chào cờ như quy định

- Chào cờ ở liên đội: đội cờ liên đội gồm 1 em cầm cờ và 2 em hộ cờ đứng cách đội hình ít nhất 3m, đội trống đứng sau đội cờ, tất cả đều quay mặt về đơn vị. Cờ chi đội do một viên cầm ở tư thế giương cờ đứng trước đơn vị, cách 3 bước cùng hướng với đơn vị. Diễn tiến lễ chào cờ như quy định.

Lưu ý:

Có một hình thức chào cờ thường sử dụng trong các hoạt động lớn, sân lễ rộng đó là nâng và giúp đỡ: Đội cờ gồm cờ Nước, cờ Đội hộ cờ. Khi diễu cờ, 4 đội viên cầm 4 góc cờ Nước đi theo nhịp trống hành tiến từ ngoài vào, cờ Đội theo sau, ngang lễ đài bước đều tại chỗ và dừng lại, 2 đội viên đứng sau nâng cờ lên ngang vai. Đội cờ hướng về các bạn, chào cờ xong hành tiến ra khỏi lễ đài.

c. Kéo cờ:

Đội viên về vị trí tập kết, 4 em cầm 4 góc cờ nước và 4 em cầm 4 góc cờ Đội thành một mặt phẳng, đi nghiêm từ dưới và giữa hàng đội viên đi lên hoặc từ ngoài vào (cờ nước đi trước cờ Đội đi sau) đi theo nhịp trống hành tiến. Đến chân cột cờ, các đội viên cầm cờ hạ 2 lá cờ nước và cờ Đội ngang thắt lưng. Mỗi lá cờ có Đội viên buộc cờ vào dây kéo, 2 Đội viên đứng sau nâng cờ . Khi có lệnh chào cờ một Đội viên cầm dây để kéo cờ lên, một Đội viên cầm dây thả dần ra, hai Đội viên còn lại tiến lên thành hàng ngang với người kéo cờ và quay mặt xuống đơn vị đứng nghiêm không giơ tay chào. Khi cờ lên đến đỉnh cột, hai Đội viên kéo cờ buộc dây vào cột rồi quay mặt xuống đơn vị, đứng nghiêm (cờ được kéo lên khi trống nổi, hết bài trống cờ lên đến đỉnh cột)

Lưu ý:

- Nếu cột cờ 3 nhánh thì cờ Nước treo ở giữa, cờ Đội treo ở nhánh trái nhánh phải là cờ Đoàn

- Cột cờ chỉ có 1 nhánh, chỉ treo cờ Nước

- Cờ nước và cờ Đội đều treo tận đỉnh (nếu là cờ treo sẵn)

- Khi kéo cờ, nhịp kéo đều 2 đường dây lên xuống thẳng song song.

- Kéo cờ chính xác, đẹp là vừa hết 3 hồi trống thì cờ lên đến đỉnh cột. Tiếp đến là buộc dây cờ cho kỹ, sau đó các thành viên đội cờ cùng lui cách xa trên đội cờ 1 bước dài đứng nghiêm, tiến hành tiếp các nghi thức chào cờ.

2. Bố trí sân lễ chào cờ:

- Tùy theo địa thế nơi tổ chức lễ mà điều động tập hợp đội hình hàng dọc , chữ U hay hàng ngang

- Đội cờ thường ở vị trí trực diện với đội hình của các đội viên tập hợp dự lễ. Đội trống đứng phía sau và bên trái đội cờ.

III/ DIỄN TIẾN LỄ CHÀO CỜ:

- Người chỉ huy tập hợp và ổn định đơn vị

- Chỉ huy hô: “Đội trống , đội cờ về vị trí” (Đội trống đeo trống, đội cờ liên đội và cờ các chi đội được vác đi về vị trí qui định, đưa cờ về vị trí nghỉ)

- Chỉ huy hô: “Mời các đại biểu và các bạn chuẩn bị làm lễ chào cờ!” (Mọi người đứng lên, cất nón mũ, chỉnh trang tư thế, trang phục)

- Chỉ huy hô: “Nghiêm! Chào cờ! Chào!” (lúc này cờ giương, nếu rước cờ thì đánh trống hành tiến, nếu không rước cờ thì đánh trống chào cờ - khi trống nổi bài chào cờ thì đội viên giơ tay chào. Dứt tiếng trống chào cờ, chỉ huy hô “Thôi” đội viên bỏ tay xuống, đứng tư thế nghiêm)

- Chỉ huy hô: “Quốc ca!” (Đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống đệm bài Quốc ca)

- Chỉ huy hô: “Đội ca!” (đội viên hát hết có thể đệm đàn hoặc đánh trống bài Đội ca)

- Phụ trách hoặc một em trong BCH bước ra đứng dưới cờ quay mặt về phía đơn vị hô: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại - Sẵn sàng!” (Tất cả đội viên đáp lại: “Sẵn sàng!”)

- Chỉ huy hô: “Đội trống , cờ về vị trí - mời các vị đại biểu và các bạn nghỉ”. (Đi cờ ra khỏi sân lễ - Mọi người ngồi xuống ghế).

IV/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:

- Trong lễ chào cờ có quy mô tổ chức lớn, sau phần chào cờ hát Quốc ca thì diễn ra phút mặc niệm hoặc sinh hoạt truyền thống. Vì vậy:

+ Lễ chào cờ có phút niệm thì sau khi hát Đội ca là sẽ diễn ra phút mặc niệm rồi đến phần hô đáp khẩu hiệu Đội.

+ Lễ chào cờ có sinh hoạt truyền thống thì sau khi hát Đội ca hô đáp khẩu hiệu Đội, chỉ huy hô “Phút sinh hoạt truyền thống”.

-Khi mặc niệm, đội viên vẫn ở tư thế nghiêm, mặt hơi nhìn xuống. Lời mặc niệm có thể nói ngắn gọn như: “Phút mặc niệm tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu và các anh hùng đã hy sinh góp bao công sức xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam ngày nay” - “Phút mặc niệm bắt đầu!”

- Không dùng các khẩu lệnh thừa như: “Tất cả chú ý hướng về ảnh Bác - chỉnh trang y phục”

- Người điều khiển phải là chỉ huy giỏi, có tác phong chững chạc, giọng nói rõ ràng, dứt khoát. Đội viên cần được thay phiên nhau cầm cờ, diễu cờ hoặc kéo cờ; Chỉ huy thay phiên nhau điều khiển. Các đội viên này phải được tập dợt trước cho thành thạo.

- Trong các hoạt động có chào cờ khai mạc thì phải có chào cờ bế mạc, chào cờ bế mạc không mặc niệm hoặc sinh hoạt truyền thống.

- Khi tiến hành chào cờ nghi thức Đội phải có cờ Nước, cờ Đội

- Lễ chào cờ của trường, không hát Đội ca, không hô khẩu hiệu Đội (trừ các buổi lễ do Đội tổ chức và các buổi lễ lớn do yêu cầu của hiệu trưởng, Đội tham gia). Đội chỉ đảm nhận phần nghi lễ chào cờ của nhà trường (giữ cờ sạch, ủi thẳng, cử bạn mặc đồng phục cầm và kéo cờ).

2. LỄ DUYỆT ĐỘI

I/ Ý NGHĨA:

Lễ duyệt Đội được tổ chức để tỏ sự quan tâm của các tổ chức đối với tổ chức Đội và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em với tổ chức mình. Giáo dục và chăm sóc lứa tuổi thiếu nhi là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Để thể hiện sự quan tâm đến tổ chức, lớp người kế cận này đồng thời nhằm động viên tinh thần tự hào và ý thức trách nhiệm của Đội viên TNTP Hồ Chí Minh; phối hợp với những hoạt động lớn của Đội, chúng ta nên tổ chức cho đại biểu của Đảng, Chính quyền, đoàn thể tham gia duyệt Đội.

II/ CHUẨN BỊ:

Đội hình tham gia lễ duyệt Đội cần phải chuẩn bị:

- Đồng phục cho Đội viên (áo quần (váy) giầy …)

- Cờ Đội, trống, găng tay, nón ca lô, băng nghi thức …

- Đội hình trong lễ duyệt Đội: cầm cờ, hộ cờ

- Phổ biến một số yêu cầu trước với đoàn đại biểu tham gia trong duyệt Đội

III/ DIỄN TIẾN:

- Sau khi BTC tuyên bố khai mạc, chỉ huy hô to: “Nghiêm” và chạy đến lễ đài báo cáo: “Báo cáo anh (chị) phụ trách các đơn vị đã sẵn sàng , xin mời đại biểu đi duyệt đội ”

- Phụ trách đáp: “Đồng ý!”. Sau đó chỉ huy hướng dẫn đại biểu đến đầu đơn vị …

- Khi có lệnh duyệt đội: kèn nổi, trống đánh bài Hành tiến, đoàn đại biểu đi từ đầu đơn vị đến cuối đơn vị. Cờ các đơn vị giương lên. Khi đoàn đại biểu đi đến đơn vị nào thì người chỉ huy đơn vị đó hô “Chào” tất cả Đội viên giơ tay chào và đồng thanh hố: “Chúc đại biểu khỏe” cho đến khi đại biểu đi qua hết đơn vị của mình, người chỉ huy hô: “Thôi”, tất cả Đội viên của đơn vị bỏ tay xuống, cờ trở về tư thế nghiêm, đại biểu trở về lễ đài và duyệt đội kết thúc.

IV/ LƯU Ý:

- Lễ duyệt Đội thường được thực hiện sau phần ổn định tổ chức, giới thiệu đại biểu.

- Số lượng đại biểu duyệt đội thường có từ 5 đến 7 người (BTC chuẩn bị cho đại biểu đeo khăn quàng khi tham gia duyệt Đội).

- Khi đại biểu đã duyệt qua đơn vị nào thì chỉ huy đơn vị đó cho đội viên đứng ở tư thế nghỉ, tránh nói chuyện, gây mất trật tự trong đơn vị.

- Thông thường lễ duyệt Đội và lễ diễu hành được kết hợp với nhau (lễ duyệt Đội chấm dứt cho tiến hành ngay lễ diễu hành sau lời tuyên bố của người điều khiển chương trình).

3. LỄ DIỄU HÀNH

I/ Ý NGHĨA:

Lễ diễu hành được tổ chức để biểu dương lực lượng và để giới thiệu thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Lễ diễu hành thường được tổ chức nhân dịp sinh hoạt lớn của Đội phát động hay tổng kết chủ đề … nhằm giới thiệu những thành quả hoạt động mà đơn vị mình đạt được đồng thời cũng để biểu dương lực lượng, báo cáo về sự lớn mạnh và trưởng thành của đội ngũ.

II/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ ĐỘI HÌNH KHI DIỄU HÀNH:

1. Công tác chuẩn bị:

- Trang trí lễ đài: Phông lễ có biểu trưng của Đội và thể hiện nội dung buổi lễ, ngày kỷ niệm.

- Báo cáo tóm tắt về thành tích của các đơn vị tham gia diễu hành

- Vẽ sơ đồ vị trí của từng đơn vị trước và sau khi lễ diễu hành , đường đi khi diễu hành (vị trí đội hình tĩnh tại, di động: đi thẳng, đi vòng, vạch chào khi đi ngang lễ đài … đều phải làm dấu bằng vôi, phấn hoặc sơn trắng).

- Cơ sở vật chất phục vụ lễ: sân bãi, angcil, băng roll tuyên truyền, đồng phục, cấp hiệ , cờ, trống, âm thanh, nhạc nền …

2. Đội hình của lễ diễu hành:

- Đi đầu là cờ Liên đội (Nếu đội cờ có 3 em thì một em cầm cờ, hai em hộ cờ. Nếu đội cờ có 5 em thì đi giữa là cờ Tổ quốc, bên trái là cờ Đoàn, bên phải là cờ Đội, 2 hộ cờ ở 2 bên) cách đội cờ 2m là đại diện Ban chỉ huy Liên đội, sau BCH Liên đội 3m là đội trống (đội trống có thể đứng cố định ở khu vực lễ đài, cạnh micro tuỳ thuộc vào hành trình diễu hành), sau đội trống 5m là cờ chi đội, ngay sau cờ là 3 em Ban chỉ huy Chi đội (cờ Chi đội cách đơn vị mình 2m), Chi đội nọ cách Chi đội kia 5m. Phụ trách đi bên cạnhphân đội trưởng phân đội 1.

- Sơ đồ vị trí diễu hành của Liên đội như sau:

III. DIỄN BIẾN:

Sau khi BTC tuyên bố khai mạc, chỉ huy hô: “Nghiêm!“ và chạy đến trước lễ đài báo với anh (chị) phụ trách: “Báo cáo anh (chị) phụ trách các đơn vị đã sẵn sàng, cho phép lễ diễu hành được bắt đầu!”

- Người phụ trách đáp: “Đồng ý”.

- Chỉ huy quay về đơn vị hô: “Dậm chân tại chỗ - Dậm”

Lúc này kèn (nếu có) được thổi lên, trống đánh bài Hành tiến (đội viên dậm chân trái theo tiếng trống con). Khi toàn liên đội đã bước đều theo nhịp trống, chỉ huy hô:“Đi đều - Bước” Các đơn vị hành tiến từ trái qua phải của lễ đài (theo hướng lễ đài), cờ được vác lên vai. Khi qua lễ đài đến vạch chào, toàn Liên đội chào bằng cách: Cờ được giương lên, chỉ huy giơ tay chào, các đội viên đi đều, mắt nhìn thẳng (Đội viên có thể chào tay, thả bong bóng, vẫy tay, thả bong bóng, vẫy hoa, cờ …). Khi đội viên cuối cùng qua lễ đài, chuyển cờ về tư thế vác cờ, chỉ huy thôi chào, đội viên tiếp tục đi đều.

IV/ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:

1. Từng đơn vị khi qua lễ đài được giới thiệu tóm tắt các thành tích, các đại biểu vẫy tay chào động viên các đơn vị.

2. Khi vòng ở các góc sân chú ý đảm bảo vuông góc. Khi diễu hành ở các đường lớn chú ý giữ cự ly giữa các đơn vị, đội hình nghiêm túc và đi đúg đường tránh làm mất trật trự giao thông. Diễu hành xong, các đơn vị trở về vị trí tập kết, tuyên bố bế mạc.

3. Chỉ tổ chức lễ diễu hành vào những diệp cần thiết, với điều kiện tất cả Đội viên phải nắm vững và thành thạo nghi thức Đội.

4. Tuỳ theo nội dung lễ mà thuyết minh cho hợp lý: Đội hình cần tập trước để nắm được hướng điều hành (vạch vôi, sơn, phấn …) và ráp nối với thuyết minh cho vừa khớp với khoảng cách của các đơn vị.

5. Tổ thuyết minh nên có nam, nữ để thay phiên nhau giới thiệu (giọng phải rõ ràng, ấm, khoẻ). Đội trống đánh vừa phải để giữ nhịp chung cho các đơn vị khi diễu hành, nhạc nền chọn những bài có chất hào hùng, khí thế (Hành khúc Đội , Đội ca …)

6. Khi diễu hành có thể hoá trang thành các phong trào (Chi đội làm tốt phong trào nào thì thể hiện phong trào đó) Sau lễ diệu hành có thể tổ chức thêm những hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi tập thể …để thể hiện khả năng tự quản của đội viên.

4. LỄ KẾT NẠP ĐỘI VIÊN

Điều 1 Chương 1 Điều lệ TNTP Hồ Chí Minh:

- Điều kiện để kết nạp vào Đội là những thiếu niên từ 9 đến 14 tuổi, tự nguyện xin vào Đội và được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý. (không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo).

1/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

1. Thủ tục hành chánh:

Muốn kết nạp một thiêu niên vào Đội TNTP HCM phải tiến hành các thủ tục:

- Điều tra, lập danh sách các em trong lứa tuổi từ 9 tuổi trở lên để có kế hoạch phát triển Đội.

- Tổ chức cho các em tìm hiểu, học tập về tiểu sử Bác Hồ, điều lệ Đội, nghi thức Đội thông qua chương trình măng non, qua đó giúp các em hiểu biết về tổ chức Đội và tự giác xin vào Đội.

- Tự nguyện làm đơn xin vào Đội và có ý kiến đồng ý của phụ huynh

- Đưa ra hội nghị chi đội đóng góp ý kiến, biểu quyết danh sách dự kiến (quá ½ số đội viên đồng ý)

- Chi đội chịu trách nhiệm tổ chức lễ kết nạp đội viên mới.

2. Tổ chức lễ kết nạp:

a. Yêu cầu:

Lễ kết nạp đội viên được tổ chức trọng thể, gây ấn tượng và có tác dụng giáo dục sâu sắc với các em.

b. Địa điểm

Phòng Đội, Phòng truyền thống, bảo tàng hay nơi có di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh.

c. Trang trí:

- Trên phông lễ có dòng chữ:

5. LỄ KẾT NẠP ĐỘI VIÊN CHI ĐỘI

- Cờ nước - cờ Đội.

- Di ảnh Bác Hồ

- Hoa

- Khẩu hiệu “ Chúc mừng các bạn đội viên mới”

d.Thời điểm:

Chọn ngày có ý nghĩa lịch sử để giúp đội viên mới có ấn tượng đẹp, đáng ghi nhớ về ngày được vinh dự trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

e. Thành phần tham dự:

Đội viên toàn chi đội, phụ trách chi đội, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, BCH liên đội, phụ huynh và đội viên được kết nạp.

II/ DIỄN TIẾN BUỔI LỄ:

1. Chi đội phó (liên đội phó) điều khiển chương trình

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

+ Chào cờ, mặc niệm

2. Chi đội trưởng (liên đội trưởng) tóm tắt quá trình phấn đấu của đội viên mới, đọc quyết định kết nạp của Hội đồng Đội Quận (Huyện) và mời các đội viên mới lên đọc lời hứa (đọc đến tên bạn nào bạn đó bước lên trước cờ) và mời tất cả đội viên trong chi đội đứng lên.

3. Các đội viên mới đứng đối diện cờ , một đại diện nghiêm trang đọc lời hứa , toàn chi đội đứng nghiêm: “Trước ảnh Bác và cờ Đội, tôi (chúng tôi)- đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh, xin hứa”:

- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

- Tuân theo điều lệ Đội

- Giữ gìn danh dự Đội

4. Phụ trách chi đội đặt khăn quàng đỏ lên vai từng đội mới, và căn dặn các em: “Từ bây giờ, em (các em) là (những) đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Các anh chị và các bạn mong em (các em) luôn cố gắng giữ đúng lời mình đã hứa”. Đội viên mới đáp lại: “Sẵn sàng”, tự thắt khăn xong đứng nghiêm trang giơ tay chào cờ, rồi quay lại chào các bạn, chi đội vỗ tay mừng đội viên mới.

5. Chi đội trưởng (liên đội trưởng) phân công đội viên mới về các phân đội, (chi đội) toàn chi đội ngồi xuống và hát bài ca “Khăn quàng đỏ” (Phạm Chu).

6. Chào cờ bế mạc

Chú ý:

- Nếu kết nạp từ 2 em trở lên thì chi đội trưởng đọc tên giới thiệu từng bạn một. Sau khi một em đại diện đọc lời hứa, các em khác giơ tay đồng thanh hô một lần “xin hứa”

- Trong điều kiện thực tế BCH / LĐ cũng có thể đứng ra tổ chức lễ kết nạp cho đội viên mới số lượng không quá đông, nhưng phải có sự chuẩn bị tốt.

- Nên tổ chức các tiết mục văn nghệ trước ,trong hoặc sau buổi lễ kết nạp để buổi lễ kết nạp thêm vui.

6. LỄ CÔNG NHẬN CẤP ĐỘI

I/ Ý NGHĨA:

Công nhận sự tồn tại của một cấp đội (chi đội, Liên đội) mới trong cơ cấu tổ chức Đội nhằm thực hiện tốt những quyền lợi và nhiệm vụ được quy định theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

II/ ĐIỀU KIỆN VÀ YÊU CẦU THÀNH LẬP CẤP ĐỘI MỚI:

1. Điều kiện thành lập Chi đội mới:

Theo Chương II điều 8 của điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Có từ 3 đội viên trở lên được thành lập một Chi đội, Chi đội có nhiều đội viên được chia thành nhiều phân đội.

- Việc thành lập các Chi đội (Liên đội) do Hội Đồng Đội cùng cấp ra quyết định (nếu chưa có Hội đồng Đội thì do cấp bộ Đoàn cùng cấp ra quyết định).

- Cấp tổ chức công nhận: BCH Liên đội tổ chức.

2. Điều kiện công nhận Liên đội mới:

Theo chương II điều 8 của điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh

- Các đơn vị cùng học tập , cùng hoạt động … trong trường hợp hoặc trên địa bàn dân cư có từ 3 chi đội trở lên thì thành lập Liên đội.

Điều 9 chương II điều lệ Đội:

- Các cấp chỉ huy Đội cơ sở do đại hội bầu theo nhiệm kỳ 1 năm, các đơn vị tạm thời Hội đồng Đội cử ra BCH Đội

- Cấp tổ chức công nhận: Hội đồng Đội quận (huyện).

3. Yêu cầu:

- Thành phần tham dự Lễ công nhận cấp Đội (chi đội liên đội) gồm:

+ Chi đội (Liên đội) được công nhận

+ Chi đội được đỡ đầu

+ Ban chỉ huy Liên đội

+ Hội đồng Đội quận, huyện

+ Tổng phụ trách

+ Đại diện Ban giám hiệu

+ Giáo viên chủ nhiệm, phụ trách.

- Thời gian: nên chọn ngày có ý nghĩa làm lễ công nhận cấp đội (có thể kết hợp một số hoạt động để ra mắt đơn vị).

- Công tác chuẩn bị: Quyết định thành lập Cấp đội mới (chi đội, liên đội), trang trí, hậu cần …

+ Cờ của đơn vị mới, trang trí phông lễ

7. LỄ CÔNG NHẬN CHI ĐỘI (LIÊN ĐỘI)

III/ DIỄN BIẾN LỄ CÔNG NHẬN CẤP ĐỘI:

1. Liên đội phó điều khiển buổi lễ công nhận như sau:

- Chào cờ - tuyên bố lý do

- Giới thiệu đại biểu

2. Liên đội trưởng giới thiệu Chi đội công nhận và tóm tắt quá trình hoạt động của Cấp đội mới

3. Đại diện BCH Liên đội hoặc HĐĐ quận (huyện) đọc quyết định thành lập cấp đội mới

4. Liên đội trưởng (HĐĐ quận, huyện) gắn cấp hiệu cho BCH cấp đội mới.

5. Tổng phụ trách trao cờ cho chi đội (liên đội) trưởng (toàn thể chi đội mới đứng nghiêm) Ban chỉ huy nhận cờ, giương cờ về phía trước Chi đội. Chi đội phó hô: “Chào cờ - Chào!”, đội viên giơ tay chào (không hát, không hô khẩu hiệu). Sau đó Chi đội phó hô “Thôi!”

6. Đại diện BCH mới phát biểu hứa hẹn

7. Liên đội phó tuyên bố bế mạc.

IV/ LƯU Ý:

- Khi gắn cấp hiệu cho Ban chỉ huy Chi đội (Liên đội) mới có thể kết hợp phát biểu, phân công luôn

- Sau phần chi đội mới được công nhận các Chi đội bạn có thể lên tặng hoa (quà) chúc mừng đơn vị mới

- Đối với lễ công nhận Liên đội trong nhà trường thì do Tổng phụ trách điều khiển

- Đối với lễ công nhận Liên đội địa bàn dân cư thì do chuyên trách Đoàn phường, xã điều khiển.

8. LỄ TRƯỞNG THÀNH ĐỘI

I/ TRƯỞNG THÀNH ĐỘI:

1.Khái niệm:

- Trưởng thành: Là sự công nhận một quá trình, một giai đoạn rèn luyện của con người hội đủ các điều kiện về các yếu tố tự nhiên và xã hội (sự phát triển về tâm lý, sinh lý) do xã hội hoặc tổ chức công nhận.

- Trưởng thành Đội: chính là sự công nhận của tổ chức Đội về quá trình phấn đấu, rèn luyện cống hiến của Đội viên sau thời gian sinh hoạt trong tổ chức Đội

2. Điều kiện và yêu cầu:

- Điều lệ Đoàn quy định: thanh niên từ 15 tuổi đến 28 tuổi là đủ tuổi đứng vào hàng ngũ Đoàn. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ một đội viên trưởng trở thành thanh niên - đoàn viên. Nếu nói giai đoạn đó là giai đoạn cuối của Đội thì cũng chính là giai đoạn đầu của Đoàn.

- Tổ chức Đội có trách nhiệm chuẩn bị cho các em về mặt nhận thức và chuẩn bị về mặt môi trường, nội dung cho quá trình chuyển tiếp đó, tạo điều kiện cho các em phấn đấu, rèn luyện liên tục và tổ chức lễ trưởng thành Đội một cách long trọng chính thức công nhận quá trình cống hiến, rèn luyện của các em trong thời gian sinh hoạt Đội.

- Lễ trưởng thành Đội được chuẩn bị chu đáo, tổ chức long trọng sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đối với các em hết tuổi Đội và các em đội viên đang sinh hoạt trong tổ chức Đội.

II/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

- Liên đội có kế hoạch trưởng thành Đội cho đội viên hết tuổi Đội hàng năm. TPT có kế hoạch bàn bạc với chi đoàn giáo viên & BCH liên đội về chương trình sinh hoạt cho đội viên khi trưởng thành không còn sinh hoạt trong tổ chức Đội.

- Chi đội có trách nhiệm lập danh sách các bạn đội viên đến tuổi trưởng thành, có ý kiến của phụ trách chi đội, gởi cho BCH liên đội để chuẩn bị lễ trưởng thành Đội. Hội đồng Đội quyết định trưởng thành cho đội viên.

- Đơn vị tổ chức là chi đội có đội viên trưởng thành.

- Do cơ cấu tổ chức Đội , hầu hết đội viên ở lớp 9 đều thuộc đối tượng đủ tuổi trưởng thành, vì vậy BCH liên đội có thể trực tiếp tổ chức lễ trưởng thành

Đội cho các bạn BCH liên đội cần có quá trình chuẩn bị cho việc trưởng thành Đội.

? Thông báo cho BCH các chi đội có đội viên đến tuổi trưởng thành, lập danh sách và nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của các bạn.

? Họp BCH liên đội cùng TPT xét duyệt và đề nghị HĐĐ Quận huyện ra quyết định.

? Tổ chức họp mặt, gặp gỡ với các đội viên hết tuổi Đội để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các bạn sau khi trưởng thành Đội để sinh hoạt trong nhóm tu dưỡng Đoàn; chuẩn bị cho nội dung lễ.

? Đề xuất với BCH chi đoàn giáo viên về nội dung sinh hoạt, thời gian, phương thức của nhóm tu dưỡng Đoàn.

? Chuẩn bị cho nội dung & hình thức buổi lễ trưởng thành Đội thật chu đáo để tạo ấn tượng sâu sắc.

Lưu ý:

- Thời gian tổ chức lễ trưởng thành:

? Có thể tổ chức trưởng thành Đội cùng một lúc nếu số lượng đội viên hết tuổi Đội không nhiều. Nếu số lượng đông nên tổ chức trưởng thành theo từng đợt. (đơn vị tổ chức là liên đội)

? Thời gian: Chọn ngày có ý nghĩa

+ Tổ chức sau khi kết thúc học kỳ I năm lớp 9 (đợt 9/1) hoặc đợt 26/3.

+ Tổ chức long trọng trong buổi lễ chào cờ đầu tháng của liên đội hoặc thông qua đợt trại dành cho đội viên hết tuổi Đội. Thời gian tổ chức không quá 1 giờ.

- Địa điểm tổ chức: tại sân trường, phòng truyền thống, di tích lịch sử cách mạng … tùy theo kế hoạch của từng liên đội.

- Thành phần tham dự: toàn chi đội, phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, đại diện BCH liên đội, chi đội (số lượng đội viên trưởng thành không hạn chế)

- Trang trí: như lễ kết nạp đội viên mới: có cờ nước, cờ Đội, ảnh Bác, phông chữ: LỄ TRƯỞNG THÀNH ĐỘI.

III/ DIỄN TIẾN LỄ TRƯỞNG THÀNH ĐỘI:

1. Chi đội phó (liên đội phó) điều khiển chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

2. Chi đội trưởng (liên đội trưởng):

- Nếu tóm tắt những đóng góp của các bạn trong quá trình sinh hoạt Đội, biểu dương những bạn có nhiều thành tích và nhắc nhở những thiếu sót cần chú ý sửa chữa (đây là văn bản tóm tắt kỳ họp chi đội) góp ý lần trước.

+ Chi đội trưởng nói: “thay mặt cho BCH chi đội, chúng tôi xin ghi nhận những công sức mà các bạn đóng góp cho liên đội trong thời gian qua. Mong rằng sau khi trưởng thành Đội, các bạn sẽ sớm được đứng vào hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Dù ở đâu ,liên đội vẫn mong các bạn phát huy truyền thống tốt đẹp và gắn bó giúp đỡ liên đội”.

- Đọc quyết định của HĐĐ quận (huyện)

3. Đội viên trưởng thành được đọc tên bước lên theo vị trí quy định. (Cần có sự hướng dẫn trước để các bạn không lúng túng khi bước lên đứng đúng vị trí)

- Các bạn đội viên hết tuổi Đội làm động tác quay về hướng cờ nước, ảnh Bác, cờ Đội và đồng loạt chào theo hiệu lệnh

- Quay xuống các bạn chào.

- Lần lượt các bạn tháo khăn và cấp hiệu Đội (nếu có) đặt lên bàn trước phông lễ (có khay để khăn và cấp hiệu)

- Một bạn đại diện đội viên hết tuổi Đội lên tuyên bố tặng lại khăn quàng cho các em đội viên chuẩn bị vào đội.

4. Công bố đề nghị của tập thể chi đội: giới thiệu với chi đoàn những đội viên có đủ điều kiện gia nhập Đoàn TNCS HCM

- Chi đội trưởng trao danh sách đội viên trưởng thành cho chi đoàn

5. Phụ trách (GVCN) hoặc TPT phát biểu ngắn gọn: biểu dương, nhắc nhở các em tiếp tục rèn luyện phấn đấu để trở thành đoàn viên, đồng thời giúp đỡ chi đội trong hoạt động.

6. Đại diện đội viên trưởng thành phát biểu cảm tưởng.

7. Đại diện chi đoàn phát biểu (hứa giúp đỡ các em phấn đấu trở thành đoàn viên).

8. Trao tặng phẩm kỷ niệm và vui liên hoan một số tiết mục văn nghệ

9. Chào cờ bế mạc, chụp ảnh lưu niệm, ghi cảm nghĩ vào sổ truyền thống, hát bài: “Tiến lên đoàn viên”

III/ NHỮNG VIỆC CẦN CHÚ Ý:

- Đội viên không đeo khăn quàng khi đã trưởng thành Đội

- Liên đội giới thiệu cho chi đoàn giáo viên danh sách đội viên trưởng thành Đội để tiếp tục bồi dưỡng về Đoàn và có hoạt động phù hợp cho đối tượng này khi sinh hoạt trong nhóm tu dưỡng Đoàn.

- Đội viên phải làm lễ trưởng thành xong mới được làm lễ kết nạp Đoàn (nếu được kết nạp ). Lễ kết nạp Đoàn không thuộc phần nghi lễ đội mà do chi đoàn tổ chức.

- Có thể cho các em thực hiện một công trình lưu niệm nhỏ đánh dấu quá trình trưởng thành Đội.

9. ĐẠI HỘI ĐỘI

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Mục đích:

1.1Đại hội Đội -1 sinh hoạt cơ bản của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh là ngày hội lớn của đội viên, được tiến hành thường xuyên hàng năm nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể đội viên, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tự quản của Đội, xây dựng tổ chức Đội vững mạnh

1. 2 Đại hội còn nhằm mục đích lựa chọn, bầu cử ra BCH Đội điều hành công tác Đội trong năm học theo nghị quyết của Đại hội Đội

Trong Đại hội Đội, tập thể Đội viên sẽ đánh giá những thành tích, những khuyết điểm trong công tác Đội năm qua dưới sự lãnh đạo của Đoàn TNCS, sự hướng dẫn của phụ trách Đội. Từ thực tế tình hình hoạt động của Đội trong năm học cũ, từ nguyện vọng và nhu cấu của Đội viên, từ những chủ trương về công tác thiếu nhi của Đoàn mà thảo luận và quyết định chương trình hành động và kế hoạch công tác Đội trong năm học tới.

1. 3Đại hội Đội giúp cho đội viên và tập thể Đội thấy rõ mục tiêu, phương hướng và nội dung phấn đấu rèn luyện trong năm học mới, tạo khí thế phấn đấu sôi nổi của đội viên và các đơn vị Đội ngay từ đầu năm học.

2.Yêu cầu:

Đội viên có ý thức tự giác đối với quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia tích cực xây dựng đại hội.

a. Đại hội Đội là công việc, là trách nhiệm chung của toàn liên đội, chi đội, không chỉ là công việc của ban chỉ huy và phụ trách Đội. Nhà trường và Đoàn thanh niên có những chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi Đội hoạt động bước vào năm học mới.

b. Xác định chương trình hoạt động của Đội trong năm học mới. Lựa chọn được đội ngũ chỉ huy Đội có năng lực, lãnh đạo chi đội, liên đội củng cố hế thống tổ chức Đội từ phân đội đến liên đội. Tạo ra khí thế thi đua từ đầu năm học, đẩy mạnh hoạt động của Đội trở nên hấp dẫn thu hút đông đảo đội viên tham gia.

c. Đại hội chi đội trước - đại hội liên đội sau

II/ CÁC GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC:

A- ĐẠI HỘI CHI ĐỘI

1. Giai đoạn chuẩn bị:

a. Thành lập ban tổ chức:

Gồm: phụ trách chi đội, ban chỉ huy chi đội, một số đội viên nòng cốt, tham gia các nhóm công việc (trong mỗi nhóm có một chỉ huy làm trưởng).

- Nhóm nội dung: chuẩn bị báo cáo tổng kết, chương trình hoạt động Đội năm học mới, bảng đăng ký chi đội mạnh, chương trình chi tiết đại hội.

- Nhóm nhân sự: dự kiến và tổng hợp danh sách ứng cử viên ban chỉ huy, dự kiến nhóm điều khiển đại hội (1-2 bạn điều khiển và một bạn quản trò), thư ký & ban kiểm phiếu. Soạn tiêu chuẩn ứng cử, thể lệ bầu cử.

- Nhóm hậu cần: trang trí hội trường, xếp chỗ ngồi, kẻ bảng “Chủ tịch đoàn” và chức vụ xong chuyển cho nhóm điều khiển để giới thiệu cho chính xác.

- Nhóm thi đua - tuyên truyền: soạn nội dung các đợt thi đua ngắn trước và sau đại hội, theo dõi thi đua. Làm khẩu hiệu, bản tin tuyên truyền - thiết kế chương trình vui chơi, văn nghệ xen kẽ trong đại hội.

- Báo cáo tổng kết: thành tích của chi đội trong năm qua (kể cả hè) đánh giá có phân tích các mặt mạnh, yếu để tìm nguyên nhân.

- Chương trình hoạt động Đội tóm tắt nhiệm vụ năm học, tóm tắt tình hình đặc điểm chung của chi đội. Nên gọn chương trình hoạt động Đội gồm các biện pháp thực hiện và chỉ tiêu theo 3 mặt:

? Giáo dục: chính trị, tư tưởng, văn hóa …

? Hoạt động: các phong trào.

? Tổ chức: phát triển Đội, giới thiệu Đội viên trưởng thành vào Đoàn, chỉ tiêu CNBH …

- Đăng ký chi đội mạnh: theo tiêu chuẩn bị đội mạnh, nêu nội dung và chỉ tiêu đăng ký.

c. Tập huấn các bộ phận:

- Chủ tịch đoàn: cách điều khiển đại hội, hướng dẫn thảo luận, biểu quyết. Số lượng CT Đoàn từ 1 đến 3 người (BCH hay một số đội viên ưu tú).

- Thư ký: có khả năng ghi chép biên bản (số hiện diện /tổng số đội viên, tóm tắt diễn tiến, tóm tắt nghị quyết với các chỉ tiêu được bổ sung và biểu quyết, kết quả bầu cử), ghi danh sách ứng cử và kết quả bầu cử lên bảng.

- Ban kiểm phiếu: gồm 3 đội viên không có tên trong danh sách ứng cử, phân công thực hiện các việc: công bố tiêu chuẩn BCH, số lượng cần bầu, danh sách ứng cử, thể hiện và cách kiểm phiếu. Chuẩn bị phiếu và thùng phiếu, làm biên bản kiểm phiếu và công bố kết quả.

Tiêu chuẩn BCH: học khá giỏi, nhiệt tình, có khả năng chỉ huy, đạo đức tác phong tốt, có tình đoàn kết …

Cơ cấu BCH chi đội từ 3- 5 em (1 chi đội trưởng, 1 chi đội phó và các ủy viên)

d. Chi đội họp trù bị:

Thảo luận dự thảo các văn bản, giới thiệu người ứng cử BCH, quyết định việc làm của chi đội để mừng đại hội, phân công chuẩn bị văn nghệ … Sau đó họp ban tổ chức, đề cử từ các phân đội trước khi triệu tập đại hội và mời đại biểu (GVCN, Tổng phụ trách …)

e. Phát động thi đua mừng đại hội:

- Nề nếp học tập

- Hoạt động tập thể

- Xây dựng tổ chức Đội

2. Tổ chức đại hội Đội:

- Thời gian và hình thức tổ chức đại hội

- Tổ chức đại hội vào ngày đầu năm học (với các chi đội trong nhà trường), và đầu năm (với các chi đội địa bàn dân cư).

- Địa điểm: có thể trong lớp học phòng truyền thống, nơi có ý nghĩa hoặc tại nhà một đội viên. Trong phòng treo Quốc kỳ, cờ Đội, ảnh Bác (cờ Đội có thể do đội viên cầm khi chào cờ theo nghi thức Đội)

??Nội dung và chương trình đại hội:

- Tập hợp Chi đội - kiểm tra số lượng tư thế, trang phục của đội viên

- Khai mạc đại hội Đội

- Chào cờ (theo nghi thức Đội)

- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, công bố số lượng đội viên dự đại hội

- Bầu chủ tịch đoàn (3 em) và thư ký Đại hội (1 em). Có thể BCH Chi đội nên dự kiến chủ tịch đoàn và thư ký đại hội, đại hội biểu quyết

- Chủ tịch đoàn làm việc, công bố chương trình và thời gian đại hội

+ Đọc báo cáo tổng kết công tác của chi đội trong nhiệm kỳ qua và dự thảo chương trình công tác nhiệm kỳ mới.

- Phụ trách Chi đội hoặc đại diện phát biểu ý kiến

- Tiến hành thảo luận và biểu quyết những đánh giá trong báo cáo tổng kết và những chỉ tiêu cụ thể trong dự thảo án công tác nhiệm kỳ mới

- Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của chi đội

??Bầu chỉ huy Chi đội và đại biểu đi dự đại hội Liên đội:

- Chủ tịch đoàn công bố Ban chỉ huy cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban chỉ huy mới

- Biểu quyết thống nhất số lượng trong danh sách ứng cử và đề cử (Nếu có đội viên nào trong danh sách ứng cử xin rút tên thì nêu rõ lý do, chủ tịch đoàn sẽ hội ý và quyết định có cho đội viên đó rút hay không)

- Biểu quyết chọn hình thức bầu cử (có thể là giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

??Nếu đại hội quyết định bầu cử theo lối bỏ phiếu kín thì bầu ban kiểm phiếu. Thống nhất số lượng và biểu quyết danh sách ban kiểm phiếu

- Bầu ban kiểm phiếu và ban kiểm phiếu làm việc:

+ Ban kiểm phiếu công bố thể lệ bầu cử

+ Kiểm tra hòm phiếu

+ Kiểm tra phiếu và phát phiếu bầu cử

+ Phiếu hợp lệ và phiếu bầu đúng tên người trong danh sách đề cử và ứng cử, không thừa so với số lượng quy định không để phiếu trắng.

+ Người trúng cử phải trên ½ tổng số phiếu bầu theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp cấp trưởng cấp phó)

+ Đại hội giải lao và sinh hoạt văn nghệ (khi ban kiểm phiếu làm việc)

+ Ban kiểm phiếu làm việc ngay và công bố kết quả bầu cử trước đại hội.

??Nếu bầu bằng hình thức giơ tay biểu quyết thì chủ tịch điều khiển, đội viên giơ tay biểu quyết từng người một theo thứ tự:

+ Đồng ý

+ Không đồng ý

- Thư ký đếm, ghi biên bản và công bố kết quả

- Ban chỉ huy chi đội mới ra mắt đại hội

- Đại diện HĐĐ phường xã, tổng phụ trách hoặc phụ trách chi đội gắn cấp hiệu chỉ huy và giao nhiệm vụ.

- Nếu bầu đại biểu đi dự đại hội Liên đội thì bầu tiếp

- Tổng kết đại hội. Chủ tịch đoàn đánh giá kết quả đại hội và cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc. Sau đó có thể liên hoan văn nghệ hoặc tổ chức vui chơi.

B- ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI

- Bước vào năm học, để tiến tới đại hội Đội, BCH liên đội dưới sự hướng dẫn của TPT Đội, cần tiến hành một số công việc sau:

- Sắp xếp lại hệ thống tổ chức Đội, tiến hành các thủ tục thành lập và công nhận các chi đội mới, tạm thời chỉ định BCH chi đội ở những chi đội mới để có cán bộ làm việc cho đến khi tiến hành đại hội chi đội

- Đại hội liên đội tiến hành sau khi các chi đội tiến hành xong đại hội Đại hội toàn thể đội viên hoặc đại hội đại biểu do BCH liên đội quyết định.

1. Giai đoạn chuẩn bị:

a. Thành lập ban tổ chức:

Do qui mô cấp liên đội, nên bên cạnh BTC còn có sự tham gia giúp đỡ của người lớn: TPT - phụ trách - chi đoàn - ban giám hiệu - được phân chia vào các nhóm công việc để giúp đỡ, hướng dẫn các em.

- Nhóm nội dung: chuẩn bị báo cáo tổng kết, chương trình hoạt động động Đội năm học mới, bảng đăng ký chi đội mạnh, chương trình chi tiết đại hội, theo dõi, tổng kết việc thảo luận các văn bản ở các chi đội trước ngày đại hội, nhất là các chỉ tiêu thi đua.

- Nhóm nhân sự: quy định số đại biểu dự đại hội. Ở cấp liên đội số đại biểu căn cứ vào số lượng đội viên & điều kiện liên đội. Đối với các liên đội đông đội viên, nên tránh huy động toàn thể đội viên, đại hội sẽ không đạt chất lượng (tỉ lệ nhiều nhất là 1/3 tổng số đội viên toàn liên đội)

- Nhóm hậu cần: chuẩn bị lễ duyệt Đội (nếu có), phần tiếp khách (nếu có), các hình thức phục vụ cho việc đăng ký thi đua và bầu cử như: viết sẵn các trọng tâm công tác và các chỉ tiêu lớn trên bảng đặt giữa hội trường cho đại biểu dễ đọc, viết sẵn danh sách ứng cử BCH lên bảng để tiết kiệm thời gian trong đại hội.

- Nhóm thi đua - tuyên truyền: phát động đợt thi đua mừng đại hội liên đội. Tổng kết thi đua để báo cáo trong đại hội. Tuyên truyền cho đại hội như: giới thiệu các nội dung chính, các chỉ tiêu lớn trong dự thảo chương trình công tác Đội, giới thiệu tóm tắt những thành tích tiêu biểu của các đại biểu và đoàn đại biểu các chi đội, giới thiệu thành tích các ứng cử viên vào BCH liên đội trên bảng tin … để tăng thêm phần long trọng và khí thế đại hội.

b. Chuẩn bị các văn bản:

Gồm báo cáo tổng kết, dự chương trình hành động, bản đăng ký thi đua của liên đội. Việc chuẩn bị cần sớm hoàn thành và nội dung nên ngắn gọn, rõ ràng để đưa về các chi đội thảo luận trước đại hội.

c. Chuẩn bị nhân sự : BCH liên đội từ 7 - 13 em (THCS) và 7-9 em (Tiểu học) (Số lẻ), cơ cấu BCH có lực lượng cũ & mới. Hạn chế đưa các em khối 5 và khối 9 vào BCH, vì sau sẽ thiếu lực lượng kế thừa.

d. Các chi đội họp:

Thảo luận dự thảo các văn bản, giới thiệu người ứng cử BCH liên đội, giới thiệu đại biểu dự đại hội liên đội và triển khai kế hoạch thi đua, lập thành tích mừng đại hội. Xác định ý thức và tư thế tham dự đại hội (đồng phục, cấp hiệu, phù hiệu …)

Sau khi các chi đội họp, BTC đại hội họp tổng hợp ý kiến thảo luận danh sách ứng cử vào BCH của các chi đội và danh sách đại biểu dự đại hội.

-Phát động thi đua mừng đại hội: Phát động thi đua ngắn theo chương trình hoạt động tháng. Nội dung thi đua tập trung những vấn đề sau:

+ Thi đua về nề nếp học tập

+ Phát động các cuộc thi làm báo, lao động làm đẹp trường lớp, phát thanh tuyên truyền về đại hội, làm cho mỗi đội viên - học sinh đều biết & tham gia các hoạt động chào mừng đại hội

+ Xây dựng tổ chức Đội: ổn định nhanh cơ cấu tổ chức các chi đội, vận động đội viên tham gia hoạt động, thể hiện tư thế tác phong đội viên, tiến tới tổ chức đại hội chi đội.

2. Tổ chức đại hội Liên đội:

Về cơ bản đại hội liên đội cũng tiến hành qua các bước như đại hội chi đội

Đại hội Liên đội nhằm báo cáo kết quả công tác của liên đội năm cũ, thông qua chương trình hành động liên đội trong năm tới và bầu chỉ huy mới.

??Nội dung và chương trình đại hội:

- Lễ khai mạc đại hội

- Chào cờ theo nghi thức đội (chào cờ, Quốc ca, Đội ca, khẩu hiệu Đội, sinh hoạt truyền thống)

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khách mời và số lượng đại biểu chính thức trong đại hội

- Bầu chủ tịch đoàn và thư ký đại hội

- Chủ tịch đoàn lên làm việc và công bố chương trình, nội dung, phương pháp và thời gian làm việc của đại hội

- Liên đội trưởng báo cáo kết quả công tác của nhiệm kỳ cũ và chương trình hoạt động của Liên đội trong nhiệm kỳ mới

- Đại diện Đảng và Ban Giám hiệu phát biểu ý kiến

- Các đại biểu dự đại hội thảo luận

- Biểu quyết thông qua báo cáo và chương trình hành động của Liên đội

??Bầu ban chỉ huy Liên đội mới:

- Chủ tọa công Ban chỉ huy cũ hết nhiệm kỳ, nêu tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng được bầu vào Ban chỉ huy mới

- Thảo luận và quyết định số lượng trong danh sách ứng cử và đề cử Ban chỉ huy mới (Nếu đội viên nào trong danh sách ứng cử và đề cử xin rút tên thì nêu rõ lý do, chủ tịch sẽ hội ý và quyết định có đội viên đó rút hay không).

??Bầu Ban kiểm phiếu:

- Ban kiểm phiếu công bố thể lệ bầu cử

- Kiểm tra hòm phiếu

- Kiểm tra phiếu và phát phiếu bầu cử

- Phiếu hợp lệ và phiếu bầu đúng tên người trong danh sách đề cử và ứng cử không thừa so với số lượng quy định, không để phiếu trắng

- Người trúng cử phải được trên ½ tổng số phiếu bầu theo thứ tự từ cao xuống (có thể bầu trực tiếp cấp trưởng cấp phó)

- Các đại biểu bỏ phiếu

- Đại hội giải lao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ (khi ban kiểm phiếu làm việc)

- Ban kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử

- Ban chỉ huy liên đội mới ra mắt

- Tổng phụ trách công nhận và giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy mới

- Nếu bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên thì bầu tiếp

- Bế mạc đại hội

- Chủ tịch đoàn đánh giá kết quả đại hội và cảm ơn các đại biểu, tuyên bố bế mạc

- Chào cờ bế mạc

Sau đó có thể tổ chức liên hoan văn nghệ hoặc tổ chức vui chơi

III/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC ĐẠI HỘI:

Đại hội Đội là trường học làm chủ tập thể của các em, vì vậy nên chú ý đến màu sắc thiếu nhi từ nội dung cho đến hình thức, cách làm phù hợp tâm lý và trình độ của các em.

Một đại hội do chính các em điều khiển, bàn bạc dân chủ để quyết định công việc của mình, dù lúng túng vẫn có một giá trị giáo dục so với một đại hội làm chu đáo nhưng tất cả do phụ trách làm thay và quyết định mọi việc. Điều này đòi hỏi nơi phụ trách cả một nghệ hướng dẫn, không nóng vội và biết tham gia đúng lúc để không làm mất vai trò của Đội.

Đại hội là ngày vui, ngày hội lớn của các em. Nên xen kẽ văn nghệ giải trí nhưng với mức độ vừa phải kẻo đại hội biến thành buổi liên quan văn nghệ.

Đại hội phải là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường trong đầu năm học:

Cần có sự giúp đỡ của ban giám hiệu, chi đoàn, công đoàn và các giáo viên chủ nhiệm được dành những giờ thích đáng và kinh phí để khen thưởng và làm đại hội tươm tất. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức đại hội nhằm không gây ảnh hưởng tới học tập và công tác khác của trường. Muốn vậy, TPT cần sự lập kế hoạch chu đáo cho mùa đại hội, trao đổi thống nhất trong hội đồng liên tịch, hội đồng sư phạm. Ở cấp chi đội, phụ trách cần thống nhất với phụ trách chi đội về thời gian tiến hành và nội dung đại hội nhân sự dự kiến vào ban chỉ huy Đội.

Thời gian tổ chức đại hội chi đội không quá 2 giờ. Thời gian tổ chức đại hội liên đội không quá 1 buổi.

10. LIÊN HOAN CHÁU NGOAN BÁC HỒ

I/ MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA:

Tổ chức Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ sau một năm học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu đối với các em đội viên và tập thể đội là việc làm có ý nghĩa, tác dụng rất lớn:

- Là ngày hội liên hoan khen thưởng những đội viên, tập thể đạt thành tích tốt.

- Là nơi gặp gỡ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tiên tiến, gặp mặt gương điển hình, người tốt việc tốt.

- Là dịp tuyên truyền với dư luận xã hội về những hoạt động và phong trào của Đội, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của họ đối với tổ chức Đội.

II/ YÊU CẦU:

- Nội dung phù hợp với đối tượng, phải đảm bảo trình tự hợp lý, thời gian xuyên suốt chủ đề, phải đáp ứng thiết thực nhu cầu nguyện vọng các em.

- Hình thức tổ chức đại hội phải trang nghiêm, vui vẻ, thật sự là ngày hội báo công của “người tốt việc tốt” dâng lên Bác Hồ: Các gương mặt đội viên, các tập thể đội phải thật sự là điển hình có sức thuyết phục cao đối với các em thiếu nhi.

- Tiến hành Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ vào thời gian cuối năm học

III/ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LIÊN HOAN:

1. Chuẩn Bị:

a. Bình chọn:

- Phổ biến tiêu chuẩn bình chọn Cháu ngoan Bác Hồ

- Phân đội giới thiệu có tóm tắt thành tích từng đội viên

- Chi đội họp bình xét, có ý kiến bổ sung danh sách và nghị quyết (giơ tay) ghi biên bản họp

- Ban chỉ huy liên đội và ban phụ trách thông qua danh sách, lập danh sách gởi quận (huyện) Đoàn (Danh sách trích ngang có tóm tắt thành tích. Biểu quyết ở chi đội phải trên 2/3 tổng số đội viên. Nếu BCH liên đội không đồng ý bạn nào thì phải báo rõ lý do cụ thể với chi đội đó).

- Quận Đoàn ký quyết định công nhận “Cháu ngoan Bác Hồ” và giấu khen.

b. Thành lập BTC:

* Nhóm nội dung:

- Tóm tắt kết quả bình chọn

- Chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động

- Chuẩn bị điển hình (số lượng, phong trào …)

* Nhóm hậu cần:

- Viết thư mời, đón khách

- Trang trí địa điểm, âm thanh, chỗ ngồi, sân lễ …

- Chuẩn bị quà thưởng, nước uống, giấy chứng nhận, huy hiệu …

- Công khai tài chánh

* Nhóm điều khiển

- Thiết kế chương trình và điều khiển

- Phỏng vấn điển hình, hoạt náo

c. Trang trí:

- Không bố trí bàn điều khiển, chỉ bố trí bục nếu cần

- Phông lễ ghi: “LIÊN HOAN CHÁU NGOAN BÁC HỒ NĂM HỌC…”

- Trên phông có thể có cờ Nước, cờ Đội, ảnh họa hình Bác Hồ thắt khăn quàng cho em thiếu nhi

- Hoa giấy, bong bóng …

- Tùy theo địa hình mà bố trí địa hình cho phù hợp

2. Diễn tiến chương trình liên hoan:

* Nhóm điều khiển

- Tuyên bố lý do

- Giới thiệu đại biểu, khách mời

- Chào cờ, sinh hoạt truyền thống về Bác Hồ (thuyết minh trên phần nhạc đệm có múa dâng hoa)

- Các lực lượng xã hội và các đơn vị khác chúc mừng, tặng hoa

* Nhóm nội dung:

- Liên đội trưởng báo cáo tóm tắt kết quả bình chọn Cháu ngoan Bác Hồ (thời gian, số lượng tham gia, số đề cử được chọn …)

- Liên đội phó giới thiệu các gương điển hình bằng hình thức: hỏi đáp, phỏng vấn, giao lưu văn nghệ, kể chuyện rèn luyện của mình

- Tổng phụ trách (hoặc đại diện HĐĐ quận) đọc quyết định công nhận cháu ngoan Bác Hồ - tặng huy hiệu - tặng quà.

- Phát biểu của đại biểu (chủ yếu là động viên, tuyên dương thể hiện sự quan tâm, ủng hộ các em)

- Đại diện đội viên hứa quyết tâm

- Chào cờ bế mạc

IV/ CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý:

- Trong chương trình liên hoan cháu ngoan Bác Hồ nên xen kẽ các chi tiết mục văn nghệ, trò chơi. Tránh kiểu báo cáo viết sẵn và không nên kết hợp với các hoạt động tổng kết khác

- Nên chụp ảnh chung tặng cho đại biểu. Sau khi liên hoan có thể cắm trại hoặc là liên hoan

- Chương trình Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ có thể tổ chức kết hợp với hoạt động trại dã ngoại, trong đó có chương trình liên hoan cháu ngoan Bác Hồ

- Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ được tổ chức từ cấp Liên đội trở lên và thường diễn ra cuối năm học.

11. SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG

- Là nghi lễ gắn liền với chào cờ, được tổ chức trong những lễ hội lớn của Đội như Đại hội Đội. Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ, ngày truyền thống Đội, các ngày lễ lớn, sinh hoạt chủ đề chủ điểm …

- Sinh hoạt truyền thống thường có 3 dạng chính:

??Tưởng nhớ Bác Hồ

??Truyền thống Đội

??Tiếp bước cha anh

I/ CÁC DẠNG SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG:

1.Sinh hoạt truyền thống “tưởng nhớ Bác Hồ”:

a. Hình thức:

- Múa dâng hoa (vũ điệu cần đơn giản nhưng biểu hiện được tình cảm đối với Bác Hồ)

b. Nội dung:

- Nên sử dụng bài hát “Bác còn sống mã ” của nhạc sĩ Phong Nhã làm nhạc nền. Vừa đệm đàn, vừa hát truyền cảm, đủ nghe. Tốp múa dâng hoa nên có cả nam lẫn nữ.

- Sinh hoạt truyền thống tưởng nhớ Bác Hồ bắt buộc phải có tượng Bác Hồ, có thiết kế bệ để dâng hoa (có thể là lẵng hoa hoặc từng bó hoa riêng). Dạng sinh hoạt truyền thống này được tổ chức vào dịp Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ, Lễ kỷ niệm ngày sinh của Bác …

c. Chuẩn bị:

- Chọn 4->5 em dâng hoa (có nam và nữ). Có thể chỉ 2 em nếu dâng lẳng hoa

- Tốp ca - đàn, băng cassette

- Hoa: tốt nhất là hoa sen hoặc hoa cúc trắng

- Tượng Bác (có một bàn hình bán nguyệt để đặt bó lên. Nếu là lẳng hoa nên có một ghế nhỏ được trang trí sẵn đặt trước tượng Bác)

- Trang phục: theo nghi thức Đội, hoặc phù hợp nội dung sinh hoạt truyền thống.

d. Diễn tiến:

- Trong “Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ”, sau khi chào cờ và hô khẩu hiệu Đội, dừng 1 giây, em điều khiển chương trình trầm giọng hô:

“Phút truyền thống - Tưởng nhớ Bác Hồ”

- Có thể dùng nhạc đệm hoặc hát (dân ca, tốp ca) bài: “Bác còn sống mãi” (Phong Nhã) âm lượng vừa phải, tình cảm để nghe lời dẫn.

- Đọc lời dẫn: chọn em có giọng rõ , diễn cảm

- Sau câu hát đầu, đến câu “Bác còn sống mãi với đàn cháu ngây thơ” các em dâng hoa bước vào

- Di chuyển đội hình, động tác tay, chân uyển chuyển như trong một vũ điệu đơn giản

- Dứt bài hát, các em đã đứng quay mặt vào tượng Bác

- Đặt hoa lên bàn

- Đồng loạt quay ra

- Đứng hai bên tượng Bác - lúc này tượng Bác đã đầy hoa

- Chào

- Bài ca dứt - lời dẫn dứt

Em điều khiển hô: “Mời đại biểu và các bạn ngồi xuống”

Chú ý:

- Nếu dâng lẳng hoa thì 2 em nâng lên ngang ngực. Đi chậm, đến trước tượng Bác dừng lại, quỳ một chân, đặt lẳng hoa lên ghế, đứng dậy, quay ra (hai bên) chào

- Phút truyền thống thực hiện từ 2 đến 4 phút

2. Sinh hoạt truyền thống Đội:

a. Hình thức:

- Hoạt cảnh khái quát về lịch sử Đội từ Kim Đồng đến Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc và các phong trào hiện nay của Liên đội

b. Nội dung:

- Chọn một số bài hát làm nhạc nền cho hoạt cảnh rồi viết thuyết minh giới thiệu về truyền thống Đội. Cũng có thể kết hợp vừa thuyết minh, vừa hát xen kẻ. Chẳng hạn đoạn đầu thuyết minh đến hoạt cảnh Kim đồng thì hát bài Kim đồng, sau đó thuyết minh dẫn chuyện qua Lê Văn Tám …

- Sinh hoạt truyền thống Đội được tổ chức trong đại hội đội, lễ kỷ niệm Ngày thành lập đội.

3. Sinh hoạt truyền thống tiếp bước cha anh:

Đây là dạng sinh hoạt truyền thống chung cho lễ truyền thống của liên đội (có thể là anh hùng, danh nhân văn hóa - lịch sử, địa danh lịch sử)

a. Hình thức:

Hoạt cảnh khái quát về anh hùng, về danh nhân hoặc địa danh mang tên kết hợp với thuyết minh. Nếu không dựng hoạt cảnh thì tổ chức đốt lửa truyền thống càng tốt. Nghi lễ rước đuốc như sau: Đuốc từ một điểm truyền thống gần đó chạy vào. Sau đó mời 1 người tiêu biểu nhất trong buổi lễ lên châm đuốc vào bồn lửa hoặc châm vào mồi lửa trại, khi sử dụng đuốc, bồn lửa, lửa trại phải đảm bảo các yêu cầu: an toàn hài hòa và tiết kiệm

b. Nội dung:

Chọn một số bài hát làm nhạc nền cho hoạt cảnh hoặc thuyết minh, nếu đốt lửa truyền thống thì sử dụng cả nhạc và thuyết minh làm nền.

II/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỰNG SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG CHO TỐT:

1. Nguyên nhân tổ chức sinh hoạt truyền thống chưa đạt:

- Do bài viết chưa hay , mà dỡ nhất là quá … dài

- Do bài thi hay mà các em đọc lại dở, lúc cần đọc diễn cảm lại “nhe” răng cười làm duyên

- Không tổ chức được một khung cảnh, một khong khí cần thiết. Nếu bạn quên ủi cờ cho đẹp, lại treo khẩu hiệu nhăn nhúm xộc xệch, đề phòng còn đầy rác …

2. Làm sao dựng cho đạt truyền thống?

- Viết sao cho tốt nhất

Phút truyền thống ở đại hội chi đội: viết về anh hùng liệt sĩ chi đội mang tên. Phút truyền thống ở đại hội liên đội viết về Bác Hồ

Viết bằng thơ, văn vần hay văn xuôi, hay tổng hợp các thể loại ấy bài truyền thống gồm 2 phần lớn: ca ngợi và nhớ ơn anh hùng. Chỉ nhớ ơn suông thì chưa đủ, phải không?

Ngắn gọn là chị tài năng, đúng vậy! Bạn nên viết gọn là tốt. Cần hiểu quy luật tâm sinh lý ở chỗ không bao giờ duy trì được một xúc động mạnh quá lâu. Bài truyền thống viết có hay mấy cũng chỉ có thể làm đại hội xúc động cao nhất ở một đoạn nào đó. vậy cái cốt yếu là tạo cho được một đỉnh cao cảm xúc, đừng viết dài, chung chung. Cũng có khi không cần viết và kể thật đẩy đủ tất cả chi tiết về cuộc sống và sự nghiệp của người anh hùng. nên mạnh dạn chọn và nắm lấy đúng những chi tiết “đắt” nhất, xúc động nhất để khắc hoạ sâu đậm những nét lớn trong tình cảm các em. Ví dụ: viết về bác, nên chú ý tập trung về “muôn vàn tình thân yêu” của bác dành cho các cháu thiếu nhi, về anh Trỗi nên khắc hoạ sâu sắc 9 phút cuối cùng đầy anh dũng của anh, thay vì “ôm nhiều chi tiết quá ””phút truyền thống” không khéo trở thành “giờ truyền thống” mất …

- Dàn dựng sau đây:

Bạn nên viết và tập sử dụng một số kỹ thuật sau đây, có thể dùng riêng hay tổng hợp nhiều kỹ thuật tùy trường hợp và theo phong cách riêng của bạ :

Đọc xen kẽ giọng nam và giọng nữ

Ngoài phần đọc chính, còn có phần cả dại hội đồng thanh như là lời đáp lại của các em đối với bài truyền thống.

Cần đồng thanh hết cỡ theo âm sắc của ngữ điệu thay vì đọc lí nh , ngượng nghịu sẽ chẳng gây được tâm lý gì.

Đọc trên nền nhạc

Có thể dựng phần minh hoạ bằng một lớp kịch không lời diễn cùng lúc với bài đoc , động tác cách điệu hóa và chọn lọc

Cần nhớ, không phải cứ dùng nhiều kỹ thuật là thành công. Dùng quá nhiều thủ pháp mà vụng về thì không nên. Có khi chỉ cần một giọng đọc dễ thương, diễn cảm, đầy xúc động cũng đủ hay, thật đấy!

Vấn đề là ở chỗ bạn đã chuẩn bị tâm lý cho cả đại hội ra sao nhất là cho em đọc bài truyền thống “nhập vai” Rất cần cho em tập dợt đi lại trước để cân nhắc, uốn nắn giọng đọc hợp tình cảm từng đoạn của bài.

Cuối cùng, thêm một kinh nghiệm nhỏ: khi vào lễ, em đọc bài truyền thống phải đứng sẵn cạnh micro cùng bộ phận điều khiển chương trình, chớ để nghe giới thiệu phút truyền thống rồi mới tà tà đi lên, điều này hay xảy ra và bao giờ cũng làm giảm sự rung động cần có trong phút giây quan trọng ấy của buổi lễ.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo

    Xem thêm