Cảm thụ văn học lớp 4: Khám phá thế giới
Cảm thụ văn học Khám phá thế giới
Cảm thụ văn học lớp 4: Khám phá thế giới được VnDoc sưu tầm, chọn lọc giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính các bài tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Cảm thụ văn học lớp 4: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI
Bài 1:
Đoạn văn “Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoát cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”
“Đường đi Sa Pa” Nguyễn Phan Hách
- Em nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó.
Gợi ý:
- Điệp từ “thoắt cái” (3 lần) (trạng ngữ gợi cảm giác về thời gian).
- Đảo ngữ “Trắng long lanh một cơn mưa tuyết”
“lác đác, lá vàng rơi”
- Cách dùng từ đặt câu rất đặc biệt đó gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian và sự biến đổi kỳ lạ của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
Bài 2: Đoạn thơ
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may”
“Dòng sông mặc áo” Nguyễn Trọng Tạo
Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Gợi ý:
+ Nghệ thuật nhân hoá lồng dùng hình ảnh gợi tả “điệu” “mặc áo lụa đào thướt tha” “áo xanh sông mặc”.
+ Tác dụng: Gợi sự biến đổi kỳ diệu màu sắc của dòng sông theo thời gian nhằm miêu tả vẻ đẹp độc đáo của dòng sông quê hương – dòng sông đẹp như nàng thiếu nữ điệu đà thích làm duyên làm dáng.
+ Thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương.
+ Cảm xúc của bản thân.
Bài 3: Đoạn văn
“Chao ôi! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bên cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một canh lộc vừng ngả dài trên mặt hồ”.
“Chú chuồn chuồn nước” Nguyễn Thế Hội
Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Gợi ý: Nghệ thuật so sánh
“Cánh mỏng như giấy bóng”
“Mắt như thuỷ tinh”
“Vàng như màu vàng của nắng mùa thu”
+ Nghệ thuật dùng hình ảnh gợi tả “lấp lánh” “long linh”
+ Cách dùng từ bộc lộ cảm xúc mạnh “chao ôi!” .
+ Tác dụng: Cách so sánh vừa cụ thể vừa sinh động làm nổi bật hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp hấp dẫn của chú chuồn chuồn nước.
+“Chao ôi … làm sao!" Bộc lộ cảm giác thích thú của tác giả trước vẻ đẹp của chú chuồn chuồn: tình yêu cảnh vật quê hương của tác giả.
Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.