Cấu trúc bài học sách Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều

Cấu trúc bài học sách Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều gồm chi tiết các nội dung học chương trình GDPT sách mới. Các thầy cô, các em học sinh tham khảo nắm được cấu trúc các bài học trong sách, lên kế hoạch soạn giáo án, soạn bài chuẩn bị cho năm học mới.

Cấu trúc bài học sách Ngữ Văn lớp 6 Cánh Diều

Để chuẩn bị cho chương trình sách Ngữ Văn Cánh Diều mới, các thầy cô, các em học sinh tham khảo Lời giải SGK cũng như SBT:

1. Mô tả khái quát

Với SGK Ngữ văn 6 hiện hành (2002), mỗi bài học 4 tiết, thường bắt đầu từ các Văn bản đọc hiểu (2 tiết), sau đó là bài Tiếng Việt (1 tiết) và tập làm văn hoặc luyện nói (1 tiết). SGK Ngữ văn 6 mới (CD) mỗi bài 12 tiết, được tổ chức theo các phần, mục gồm:

- Phần đầu gồm Yêu cầu cần đạt nêu lên mục tiêu của bài học và Kiến thức ngữ văn nêu các khái niệm về văn học và tiếng Việt làm cơ sở cho cả bài học lớn.

- Phần kiến thức mới hình thành qua phần Đọc hiểu văn bản, viết và nói - nghe;

Phần luyện tập, vận dụng gồm các phần Thực hành đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt, Thực hành viết, Thực hành nói - nghe và Tự đánh giá. Nội dung cụ thể như sau:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT (HS xem ở nhà)

Nội dung chủ yếu nêu lên yêu cầu mà HS cần đạt được sau khi học.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN (HS xem ở nhà để vận dụng trên lớp)

Nêu các kiến thức về văn học và tiếng Việt liên quan đến bài học một cách ngắn gọn, phù hợp với lớp 6…nhằm cung cấp cho HS các công cụ đọc hiểu, viết, nói và nghe. Các đơn vị kiến thức ấy còn lặp lại ở lớp sau, nhưng yêu cầu cao hơn, phức tạp dần.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Bắt đầu là tên văn bản và tác giả (nếu có). Sau đó là mục Chuẩn bị nêu các hướng dẫn để học sinh lưu ý tìm hiểu trước khi đọc văn bản như tác giả, tác phẩm, cách đọc…Tiếp đến phần Hướng dẫn đọc, sách trình bày thành 2 cột, cột bên trái nêu văn bản và cột bên phải ghi các hướng dẫn cần chú ý trong khi đọc. Mục đích của các hướng dẫn cột phải là giúp HS hình thành cách đọc. Các chú thích cần thiết để dưới cuối mỗi trang để HS tiện tra cứu, không phải lần giở cuối văn bản như sách hiện hành. Sau văn bản là các câu hỏi, bài tập thường từ 5-6 câu nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản theo ba cấp độ: a) hiểu; b) phân tích, nhận xét, c) liên hệ, mở rộng, nâng cao.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Phần này được học ngay sau phần Đọc hiểu văn bản để khai thác ngữ liệu của Văn bản đọc chính và vận dụng cho thực hành đọc hiểu sau đó. Các kiến thức Tiếng Việt ở sách này chủ yếu được hình thành thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập; phục vụ cho đọc, viết, nói, nghe; không nhằm dạy lí thuyết hệ thống, đầy đủ.

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

Thực hành đọc hiểu được tiến hành sau bài đọc hiểu Văn bản chính và Thực hành Tiếng việt, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu đã hình thành bước đầu qua Văn bản đọc chính.

VIẾT

Phần viết bắt đầu từ mục Định hướng, nêu ngắn gọn lí thuyết và những lưu ý, hướng dẫn về kĩ thuật viết gắn với nội dung bài học cụ thể. Tiếp đến là Thực hành viết nhằm vận dụng những hiểu biết ở phần định hướng. Để rèn luyện HS viết theo qui trình, sách bám sát 4 bước với một số gợi ý cụ thể: chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; viết và kiểm tra, chỉnh sửa.

NÓI VÀ NGHE

Tương tự phần viết, nói và nghe cũng bắt đầu từ định hướng nêu ngắn gọn lí thuyết. Sau đó là thực hành, luyện tập nhằm vận dụng những hiểu biết ở phần định hướng. Các nội dung viết, nói và nghe thường gắn với nội dung đã đọc hiểu ở các tiết trước để vừa tích hợp vừa giảm tải...

TỰ ĐÁNH GIÁ (HS làm ở nhà)

Tự đánh giá kết quả đọc hiểu thông qua một đoạn Văn bản ngắn có thể loại và kiểu Văn bản tương tự đã học; nêu các câu hỏi, kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận. Đánh giá kĩ năng viết qua yêu cầu viết câu trả lời ngắn hoặc viết đoạn văn.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ( HS làm ở nhà)

Cuối mỗi bài học nêu gợi ý các văn bản đọc thêm, địa chỉ các trang web (nếu có) và hướng dẫn HS cách tìm, thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học.

2. Giải thích cấu trúc bài học

Vì sao sách NV 6 (CD) lại cấu trúc bài học như trên?

  • Thứ nhất, phải thiết kế theo yêu cầu hình thành và phát triển năng lực: đọc, viết, nói, nghe. Không sa vào việc nhồi nhét lí thuyết nhưng phải cung cấp công cụ (kiến thức ngữ văn) để HS vận dụng, thực hành. Dạy và học thông qua hoạt động; hiện thực hóa tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”.
  • Thứ hai, thực hiện tích hợp cao, nhằm phát triển năng lực và giảm tải. Mỗi bài học có đủ 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe liên quan chặt chẽ với nhau theo yêu cầu tích hợp ngang. Ví dụ: đọc hiểu truyện cổ tích thì phần viết và nói- nghe sẽ là kể lại 1 truyện cổ tích. Phần Tiếng việt bám sát nội dung đọc hiểu, giúp cho việc đọc hiểu, viết và nói - nghe. Mỗi bài học 12 tiết, dành khoảng 7 tiết cho đọc hiểu, nhưng chỉ nêu lên 2 Văn bản đọc chính; sau đó thực hành đọc 1 Văn bản. GV chỉ cần dạy kĩ 2 Văn bản chính, còn lại thời gian dành cho việc hướng dẫn HS thực hành. Không phải tất cả các mục trong bài học đều làm trên lớp.
  • Thứ ba, nội dung sách phải vừa kế thừa, vừa đổi mới. Kế thừa một số Văn bản đọc hay, và những đơn vị kiến thức văn học, tiếng Việt cơ bản, đáp ứng được yêu cầu mới. Đổi mới bằng cách bổ sung vào một số Văn bản đọc hiểu phù hợp với tâm lí lứa tuổi; đáp ứng được đặc trưng thể loại và kiểu Văn bản theo yêu cầu của CT mới và phản ánh được thành tựu văn học, văn hóa của dân tộc.
  • Thứ tư, do yêu cầu của CT dạy cả Văn bản đa phương thức nên việc trình bày kênh hình và kênh chữ cần thay đổi: nâng cao thị hiếu thẩm mĩ; hình thức trở thành nội dung học tập.
  • Thứ năm, SGK phải hỗ trợ thay đổi PPDH và đánh giá. Dạy cách đọc, cách viết, cách nói và nghe. Chú trọng thực hành, vận dụng, thông qua các hoạt động, không nặng về lí thuyết, lấy mục tiêu làm được, tạo ra sản phẩm giao tiếp...Rèn luyện và thực hành các kĩ năng phải theo quy trình. Chú ý dạy cả Văn bản đa phương thức, khai thác vai trò của kênh hình và thu thập, lựa chọn, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau... Chuyển hẳn sang yêu cầu dạy đọc hiểu Văn bản, khắc phục lối giảng văn, phân tích tác phẩm, thầy thuyết giảng 1 chiều. Đánh giá theo năng lực; sử dụng ngữ liệu và bối cảnh mới; thay đổi cách hỏi về đọc hiểu và viết; vận dụng các hình thức khác nhau. Khuyến khích GV sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học theo yêu cầu mới.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
6 4.356
Sắp xếp theo

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm