Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc

Chiều của đường sức từ

Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Chiều của đường sức từ dựa vào quy tắc bàn tay phải ta thấy chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện. Hy vọng qua nội dung tài liệu, sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc

A. Chiều dòng điện

B. Chiều lực điện từ

C. Chiều quay của nam châm

D. Chiều ống dây.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Từ quy tắc bàn tay phải ta thấy chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều dòng điện.

Đáp án A

Quy tắc nắm tay phải

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. (chỉ từ cực Bắc của ống dây).

Người ta sử dụng nguyên lí này của cuộn dây để tạo ra các nam châm điện. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các dây hoặc tăng số vòng dây.

chuyên đề vật lý 9

Áp dụng quy tắc bàn tay trái

Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

chuyên đề vật lý 9

Áp dụng quy tắc bàn tay trái để:

Xác định chiều lực từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ. Từ đó suy ra chiều quay của khung dây.

Xác định chiều lực từ tác dụng lên khung dây khi biết chiều quay của nó.

Xác định chiều dòng điện trong khung khi biết chiều của lực từ và chiều của đường sức từ.

Từ đó suy ra chiều dòng điện trong khung dây dẫn.

Câu hỏi vận dụng liên quan

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Quy tắc nào dưới đây được sử dụng để xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết  chiều dòng điện?

A. Quy tắc nắm tay phải

B. Quy tắc bàn tay phải 

C. Quy tắc nắm bàn tay trái

D. Quy tắc bàn tay trái

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì 

A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây

B. Là những vòng tròn cách đều nhau có tâm nằm trên trục ống dây

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây

Xem đáp án
Đáp án. D

Giải thích:

- Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín. Bên trong lòng ống dây là những đoạn thẳng song song nhau.

- Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm. Hai đầu của nó cũng như là hai cực từ. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam. Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy qua các cuộn dây.

=> Vậy ta có thể kết luận rằng các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có đặc điểm là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Câu 3. Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

A. chiều của dòng điện trong ống dây

B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử 

C. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây

D. Chiều của lực từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở trong lòng ống dây

Xem đáp án
Đáp án D

-----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc, mời các bạn tham khảo Chuyên đề Vật Lí 9, Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Giải VBT Vật lý 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 9

    Xem thêm