Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là

Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tính chất của HNO3 đặc.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là

A. N2

B. N2O

C. NO

D. NO2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O

Khi cho Fe tác dụng HNO3 đặc nóng Có khí độc màu nâu đỏ thoát ra chính là NO2

Chọn đáp án D

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Na

Xem đáp án
Đáp án A

Kim loại tác dụng với HCl và với Cl2 cho cùng 1 loại muối clorua là Zn.

Loại B vì Fe cho 2 loại muối.

Loại C vì không phản ứng với HCl

Loại D

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe2O3, NO2, O2.

D. Fe, NO2, O2.

Xem đáp án
Đáp án C

Vì Fe là kim loại trung bình nên sản phẩm thu được gồm oxit kim loại + NO2 + O2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 3. N2O5 được đều chế bằng cách

A. Cho N2 tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao

B. Sử dụng tia lửa điện vào không khí

C. Cho kim loại hoặc phi kim tác dụng với HNO3 đặc

D. Tách nước từ HNO3

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí thu được V lít khí (đktc) và 16 gam Fe2O3. Giá trị của V, m là

A. 5,04 lít, 36 gam

B. 10,08 lít, 36 gam

C. 5,04 lít, 18 gam

D. 10,8 lít, 3,6 gam

Xem đáp án
Đáp án B

nFe2O3 = 16/160 = 0,1 mol

Phương trình nhiệt phân Fe(NO3)2

2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2

0,2 ← 0,1 → 0,4 → 0,05

=> nkhí = 0,4 + 0,05 = 0,45 mol

=> Vkhí = 0,45.22,4 = 10,08 lít

mmuối = 180.0,2 = 36 gam

Câu 5. Trong các kim loại sau : Mg, Al, Zn, Cu. Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Xem đáp án
Đáp án C

Cu không tan trong dung dịch HCl

Al không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

=> Số kim loại đều tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là : Mg, Zn

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2+ 2H2O

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

Câu 6. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Al, Mg, Cu

B. Fe, Mg, Ag

C. Al, Fe, Zn

D. Al, Fe, Cu

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng minh họa

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

..............................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ khí X là, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các mục Trắc nghiệm Hóa học 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm