Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng
Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ NaNO3 và H2SO4 đặc. Từ đó bạn đọc nắm được nội dung, đáp án câu hỏi vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập tương tự liên quan điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan:
- Phản ứng nhiệt phân không đúng là
- Khi nhiệt phân nhóm các muối nitrat cho sản phẩm kim loại khí NO2 O2 là
- Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3
- HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với
- Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO2
Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng
A. KNO3 và H2SO4 đặc
B. NaNO3 và HCl
C. NO2 và H2O
D. NaNO2 và H2SO4 đặc
Đáp án hướng dẫn giải
Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng KNO3 và H2SO4 đặc
H2SO4 + KNO3 → KHSO4 + HNO3
Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Người ta cho muối natri nitrat tinh thể tác dụng với axit sunfuric đặc, chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ sôi của axit nitric là 83oC cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tạo ra một lượng nhỏ axit.
H2SO4 đặc + NaNO3 (tinh thể) → HNO3 + NaHSO4
Axit nitric bốc khói đỏ thu được có thể chuyển thành axit nitric màu trắng. Khi thực hiện thí nghiệm, các dụng cụ phải làm từ thủy tinh, đặc biệt là bình cổ cong nguyên khối do axit nitric khan.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm các hóa chất cần sử dụng là
A. NaNO3 và H2SO4 đặc
B. KNO3 và HCl
C. N2O5 và H2O
D. NaNO2 và H2SO4 đặc
Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm các hóa chất cần sử dụng là NaNO3 và H2SO4 đặc
Câu 2. Phương trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
A. 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
B. N2O5 + H2O → 2HNO3
C. 2Cu(NO3)2 + 2H2O \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2Cu + 4HNO3 + O2
D. KNO3 (r) + H2SO4 đặc \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)HNO3 + KHSO4
Phương trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: KNO3 (r) + H2SO4 đặc \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)HNO3 + KHSO4
Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 thu được các sản phẩm là
A. Fe(NO2)2, NO2.
B. FeO, NO2, O2.
C. Fe, NO2, O2.
D. FeO, NO2.
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 thu được các sản phẩm là FeO, NO2, O2.
Fe(NO3) 2 → FeO + NO 2 + O 2
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách
A. nhiệt phân NaNO2
B. Đun hỗn hợp KNO2 và NH4Cl
C. thủy phân Zn3N2
D. Nhiệt phân AgNO3
Phương trình phản ứng hóa học
NaNO2 + NH4Cl → N2 + NaCl + 2H2O
Câu 5. Phương pháp để điều chế Nitơ trong công nghiệp là:
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. nhiệt phân NH4NO2 bão hoà
C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi trong không khí được Nitơ
D. cho không khí đi qua CuO/t0
Trong công nghiệp, khí Nito được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng .
Không khí sau khi đã loại bỏ CO2 và hơi nước sẽ được hóa lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Nâng dần nhiệt độ không khí lỏng đến -196 độ C thì nito sôi và tách khỏi được oxy vì khí oxy có nhiệt độ sôi cao hơn (-183 độ C)
..............................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.