HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đắp thắc mắc câu hỏi liên quan đến nội dung tính oxi hóa của HNO3. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập vận dụng liên quan.

Axitr nitric (HNO3) là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là HNO3, được xem là một dung dịch nitrat hidro hay còn gọi là axit nitric khan.

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.

B. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

C. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.

D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

A đúng

B loại CuO, CaCO3

C loại CaO

D loại Fe2O3

Đáp án A

Tính chất hóa học của Axit nitric

1. Axit nitric thể hiện tính axit

Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2

2. Tính oxi hóa của HNO3

a. Axit nitric tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

b. Tác dụng với phi kim

(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

c. Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

d. Tác dụng với hợp chất

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

e. Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ

Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ

A. NH3 và O2

B. NaNO2 và H2SO4 đặc.

C. NaNO3 và H2SO4 đặc.

D. NaNO2 và HCl đặc.

Xem đáp án
Đáp án C

Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaNO3 và H2­SO4đặc

H2SO4 + NaNO3 → NaHSO4+ HNO3

Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội?

A. Fe

B. Cu

C. Zn

D. Ag

Xem đáp án
Đáp án A

Có một số kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội là Fe, Al, Cr

HNO3không tác dụng được với 1 số kim loại như Au, Pt

Câu 3. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án D

Dùng HNO3 có thể nhận biết được cả 4 chất.

Hiện tượng xảy ra

+ Chất rắn tan dần, có khí không màu thoát ra → MgCO3

MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2 ↑ + H2O

+ Chất rắn tan dần, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí , dung dịch thu được màu vàng nâu → Fe3O4

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O

2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)

+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh

CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 (xanh) + H2O

+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu

Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 (không màu) + 3H2O

Câu 4. Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt dung dịch HNO3 và H3PO4

A. NaHCO3.

B. Ca(OH)2.

C. NaOH.

D. NaCl.

Xem đáp án
Đáp án B

Hóa chất dùng để phân biệt HNO3 và H3PO4 là Ca(OH)2. HNO3 không hiện tượng còn H3PO4 xuất hiện kết tủa

2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 6H2O

Câu 5. Để nhận biết ba axit đặc nguội HCl, H2SO4, HNO­3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử

A. Fe.

B. CuO.

C. Zn.

D. Cu.

Xem đáp án
Đáp án D

A, C sai vì Fe và Al bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.

B sai vì CuO tác dụng với 3 axit đều tạo dung dịch màu xanh và không có khí thoát ra

D đúng vì

Cu + HCl → không phản ứng

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Khí mùi hắc

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Khí màu nâu

Câu 6. Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa MgCl2, AlCl3, FeCl3 và CuCl2 thu được kết tủa X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, còn lại chất rắn không tan Z. Chất rắn Z là

A. Cu(OH)2, Fe(OH)3.

B. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.

C. Fe(OH)3.

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Có những nhận định sau về muối amoni:

1) Tất cả muối amoni đều tan trong nước.

2) Các muối amoni đều là chất điện li mạnh, trong nước muối amoni điện li hoàn toàn tạo ra ion NH4+ không màu, tạo môi trường bazơ.

3) Muối amoni đều phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí amoniac.

4) Muối amoni kém bền đối với nhiệt.

Nhóm gồm các nhận định đúng là :

A. 1, 2, 3

B. 1, 3, 4

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Xem đáp án
Đáp án B

Nhận định đúng: (1) (3) (4).

Nhận định (2) sai, vì: Muối amoni điện li, NH4+ bị thủy phân tạo môi trường axit

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Câu 8. Nhận xét đúng về muối amoni trong các nhận xét dưới đây là:

A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.

B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn cho khí amoniac thoát ra.

Xem đáp án
Đáp án B

A sai muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit.

B đúng.

C sai, chất khí thoát là NH3 làm quỳ tím hóa xanh.

D sai, tùy từng trường hợp mà thu được khí N2, NH3 hoặc N2O.

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan:

Đánh giá bài viết
4 55.189
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm