Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng
Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết tương tự, hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như bài tập liên quan. Sẽ giúp bạn đọc vận dụng tốt vào hoàn thành các câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.
Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
A. MgO
B. Fe2O3
C. FeO
D. Al2O3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là FeO
Chất bị HNO3 loãng oxi hóa là chất có tính khử.
FeO có số oxi hóa là +2 (chưa đạt số oxi hóa cao nhất) ⟹ FeO sẽ phản ứng với HNO3 loãng để lên số oxi hóa cao nhất (+3).
⟹ FeO mang tính khử và bị oxi hóa bởi HNO3 loãng.
Phương trình phản ứng hóa học
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Đáp án C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây
A. FeO
B. Fe(OH)2
C. Fe2O3
D. Fe3O4
Axit HNO3 không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với Fe2O3 vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu 2. Dãy các chất nào sau đây tác dụng với HNO3 đặc nóng đều xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3
B. Fe, FeO, Fe(NO3)2, FeCO3
C. Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3
D. Fe, FeO, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
Phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi Fe trong hợp chất chưa đạt số oxi hóa tối đa
Mà trong Fe(OH)3, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3 sắt có số oxi hóa +3 => A, C, D sai
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. FeO có cả tính khử và oxi hóa.
B. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 2- 5% khối lượng C.
C. Quặng hematit đỏ có thành phần chính là Fe2O3 khan.
D. Đồng thau là hợp kim của đồng và thiếc.
A đúng
FeO + CO → Fe + CO2
FeO + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO + 3H2O
B đúng
C đúng
D sai vì đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm
Câu 4. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe(NO3)3.
Chất vừa có tính oxi hóa và tính khử là chất vừa có khả năng nhận và nhường electron.
Trong các hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa.
Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
-----------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé