Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ văn lớp 6

Chương trình giáo dục phổ thông môn Văn 6

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ văn lớp 6 bao gồm đầy đủ chi tiết các phần môn học Văn 6 cho các thầy cô tham khảo nắm được nội dung chương trình giảng dạy chuẩn bị cho năm học mới.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Văn lớp 6

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

ĐỌC

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,

câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

– Nhận biết được chủ đề của văn bản.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.

– Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

– Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

– Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

– Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Văn bản nghị luận

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

Đọc hiểu hình thức

Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận.

Liên hệ, so sánh, kết nối

Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

– Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết và hiểu được tác dụng của nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

– Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nhận biết được vai trò của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ( hình ảnh, số liệu,...).

– Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy

1.2. Từ đa nghĩa và từ đồng âm

1.3. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

1.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán

Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)

2.1. Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2.2. Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)

2.3. Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)

3.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng

3.2. Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng

3.3. Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

3.4. Kiểu văn bản và thể loại

– Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian

– Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt

– Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát

– Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống

– Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận

4.1. Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn

4.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1.1. Tính biểu cảm của văn bản văn học

1.2. Chi tiết và mối liên hệ giữa các chi tiết trong văn bản văn học

1.3. Đề tài, chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết

2.1. Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại

2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

2.3. Các yếu tố hình thức của thơ lục bát: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2.4. Nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần, nhịp, ngôn từ và tác dụng của các yếu tố đó trong bài thơ

2.5. Yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ

2.6. Hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí hoặc du kí

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn

– Thơ, thơ lục bát

– Hồi kí hoặc du kí

1.2. Văn bản nghị luận

– Nghị luận xã hội

– Nghị luận văn học

1.3. Văn bản thông tin

– Văn bản thuật lại một sự kiện

– Biên bản ghi chép

– Sơ đồ tóm tắt nội dung

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh

mục gợi ý

VIẾT

Quy trình viết

Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích,

thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Thực hành viết

– Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi

thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

– Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

– Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

– Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi

đọc một bài thơ lục bát.

– Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.

– Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

– Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.

– Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.

NÓI VÀ NGHE

Nói

– Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm đó.

– Kể được một truyền thuyết hoặc cổ tích một cách sinh động, biết sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

Nghe

Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

Nói nghe tương tác

– Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận

>> Tham khảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn ngữ văn

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Ngữ Văn lớp 6 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 6 mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm