Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Tiếng Việt lớp 5

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt 5

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm đầy đủ chi tiết các phần môn học Tiếng Việt 5 cho các thầy cô tham khảo nắm được nội dung chương trình giảng dạy chuẩn bị cho năm học mới.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Việt lớp 5

Yêu cầu cần đạt

Nội dung

ĐỌC

KĨ THUẬT ĐỌC

– Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch bản, bài thơ, bài miêu tả, tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.

– Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.

– Sử dụng được một số từ điển tiếng Việt thông dụng để tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác.

– Biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ).

– Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

ĐỌC HIỂU

Văn bản văn học

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản. Hiểu được nội dung hàm ẩn dễ nhận biết của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

– Hiểu chủ đề của văn bản.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được văn bản viết theo tưởng tượng và văn bản viết về người thật, việc thật.

– Nhận biết được thời gian, địa điểm và tác dụng của chúng trong câu chuyện.

– Hiểu từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hoá trong văn bản.

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Biết nhận xét về thời gian, địa điểm, hình dáng, tính cách của nhân vật qua hình ảnh trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình.

– Tìm được một cách kết thúc khác cho câu chuyện.

– Nêu những điều học được từ câu chuyện, bài thơ, màn kịch; lựa chọn điều tâm đắc nhất và giải thích vì sao.

Đọc mở rộng

– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

– Thuộc lòng ít nhất 10 – 12 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ.

Văn bản thông tin

Đọc hiểu nội dung

– Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu và các thông tin chính của văn bản.

– Dựa vào nhan đề và các đề mục lớn, xác định được đề tài, thông tin chính của văn bản.

– Nhận biết được mối liên hệ giữa các chi tiết. Biết tóm tắt văn bản.

Đọc hiểu hình thức

– Nhận biết được mục đích và đặc điểm của văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu sách hoặc phim; văn bản quảng cáo, văn bản chương trình

hoạt động.

– Nhận biết được bố cục (phần đầu, phần giữa (chính), phần cuối) và các yếu tố (nhan đề, đoạn văn, câu chủ đề) của một văn bản thông tin đơn giản.

– Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc theo tầm quan trọng.

– Nhận biết được vai trò của hình ảnh, kí hiệu hoặc số liệu trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (văn bản in hoặc văn bản điện tử).

Liên hệ, so sánh, kết nối

– Nêu được những thay đổi trong hiểu biết, tình cảm, cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các văn bản đã học

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

1.1. Quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài

1.2. Một số trường hợp viết hoa danh

từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt

2.1. Vốn từ theo chủ điểm

2.2. Từ điển: cách tìm từ, nghĩa của từ, cách dùng từ và tra cứu thông tin khác

2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu, thông dụng

2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, “đồng âm khác

nghĩa”

2.5. Từ đồng nghĩa: đặc điểm và tác dụng

2.6. Từ đa nghĩa và nghĩa của từ đa nghĩa trong văn bản.

3.1. Đại từ và kết từ: đặc điểm và chức năng

3.2. Câu đơn và câu ghép: đặc điểm và chức năng

3.3. Công dụng của dấu gạch ngang (đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu); dấu gạch nối (nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng)

4.1. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp

ngữ: đặc điểm và tác dụng

4.2. Liên kết giữa các câu trong một đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết: đặc điểm và tác dụng

4.3. Kiểu văn bản và thể loại

– Bài văn viết lại phần kết thúc dựa trên một truyện kể

– Bài văn tả người, phong cảnh

– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện

– Đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội

– Bài văn giải thích về một hiện

tượng tự nhiên, bài giới thiệu sách hoặc phim, báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu; văn bản quảng cáo (tờ rơi, áp phích,...)

5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ).

KIẾN THỨC VĂN HỌC

1. Chủ đề

2. Kết thúc câu chuyện

3. Chuyện có thật và chuyện tưởng tượng

4. Chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện; hình ảnh trong thơ

5. Nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại

NGỮ LIỆU

1.1. Văn bản văn học

– Truyện dân gian, truyện ngắn,

truyện khoa học viễn tưởng; đoạn

(bài) văn miêu tả

– Bài thơ, đoạn thơ, đồng dao, ca

dao, tục ngữ

– Kịch bản văn học

Độ dài của văn bản: truyện và kịch bản khoảng 300 – 350 chữ, bài miêu tả khoảng 200 – 250 chữ, thơ khoảng 110 – 130 chữ

1.2. Văn bản thông tin

– Văn bản giải thích về một hiện

tượng tự nhiên.

– Văn bản giới thiệu sách, phim

– Chương trình hoạt động; quảng cáo

- Độ dài của văn bản: khoảng 230 chữ

2. Gợi ý chọn văn bản: xem danhmục gợi ý

VIẾT

KĨ THUẬT VIẾT

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.

VIẾT ĐOẠN VĂN, VĂN BẢN

Quy trình viết

– Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa (bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).

– Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thông tin chính; phù hợp với yêu cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau

Thực hành viết

– Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo.

– Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng được tả.

– Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu chuyện.

– Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong cuộc sống.

– Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ).

– Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động, có sử dụng bảng biểu

NÓI VÀ NGHE

Nói

– Điều chỉnh được lời nói (từ ngữ, tốc độ, âm lượng) cho phù hợp với người nghe.

Trình bày ý tưởng rõ ràng, có cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.

– Sử dụng được các phương tiện hỗ trợ phù hợp để tăng hiệu quả biểu đạt.

– Biết dựa trên gợi ý, giới thiệu về một di tích, một địa điểm tham quan hoặc một địa chỉ vui chơi.

Nghe

– Biết vừa nghe vừa ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác.

– Nhận biết được một số lí lẽ và dẫn chứng mà người nói sử dụng để thuyết phục người nghe.

Nói nghe tương tác

Biết thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt; biết dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đối thoại, biết tôn trọng sự khác biệt trong thảo luận, thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự khi trình bày ý kiến trái ngược với người khác.

>> Tham khảo: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn ngữ văn

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 5.828
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 5

    Xem thêm