Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 10 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 10 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn vừa được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết đã tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án kèm theo giúp các bạn có thể so sánh với bài của mình. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

1. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Ngữ văn 10 CTST

1.B

2.D

3.D

4.B

5.D

6.C

7.A

8.C

9.A

10.B

2. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Địa 10 CTST

Câu 1. Quan điểm biên soạn của sách giáo khoa Địa lí 10 là

a. Tăng tính hấp dẫn của sách giáo khoa thông qua kênh hình và kênh chữ.

b. Bám sát Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tiếp nối sách hiện hành và sách giáo khoa ở các nước tiên tiến.

c. Chú trọng sách giáo khoa là công cụ giúp học sinh tự học.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 2. Tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa Địa lí 10.

a. Chú trọng xây dựng kiến thức và kĩ năng địa lí cho học sinh

b. Phát triển năng lực, đổi mới và sáng tạo, vận dụng dạy học tích hợp, tích cực hoá hoạt động của học sinh

c. Đổi mới và sáng tạo, giúp học sinh tự đọc, tự học và tư duy

d. Chú trọng thiết kế về nội dung và hình thức sách, giúp học sinh tăng sự hứng thú khi vào mỗi bài học

Câu 3. Cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí 10 bao gồm

a. 10 chương và 40 bài (bao gồm Bài mở đầu).

b. 11 chương và 41 bài (bao gồm Bài mở đầu).

c. 11 chương và 40 bài (bao gồm Bài mở đầu).

d. 10 chương và 41 bài (bao gồm Bài mở đầu).

Câu 4. Cấu trúc của Chuyên đề học tập Địa lí 10 bao gồm các chuyên đề

a. Biến đổi khí hậu, Phương pháp viết báo cáo, Đô thị hoá.

b. Phương pháp viết báo cáo địa lí, Đô thị hoá, Biến đổi khí hậu.

c. Biến đổi khí hậu, Đô thị hoá, Phương pháp viết báo cáo địa lí.

d. Biến đổi khí hậu, Đô thị hoá, Phương pháp viết báo cáo.

Câu 5. Cấu trúc trong từng bài học, bao gồm những phần sau (theo thứ tự):

a. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

b. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Củng cố, Vận dụng.

c. Mở đầu, Yêu cầu cần đạt, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

d. Mở đầu, Yêu cầu cần đạt, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập – Vận dụng.

Câu 6. Việc kết hợp các phương pháp dạy học trong giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả gì?

a. Cảm giác hứng thú học tập cho học sinh

b. Đa dạng hóa hoạt động dạy, học

c. Đạt được yêu cầu cần đạt của mỗi bài học

d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 7. Dạy học trực quan là phương pháp dạy học

a. sử dụng những phương tiện trực quan (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật,…) làm công cụ hỗ trợ học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất.

b. trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành.

c. sử dụng những kĩ thuật, công cụ hỗ trợ học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất.

d. tạo cơ hội cho học sinh phát triển, sáng tạo, áp dụng và trải nghiệm trong một không gian lớp học được tổ chức lại thành các góc học tập.

Câu 8. Phần kiến thức mở rộng và nâng cao nằm trong nội dung nào?

a. Âm vang di sản

b. Em có biết

c. Ô cửa tri thức

d. Kết nối hiện tại

Câu 9. Hoạt động Vận dụng trong các bài học của sách giáo khoa Địa lí 10 nhằm

a. phát triển kĩ năng hát cho học sinh.

b. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào những tình huống học tập cụ thể.

c. phát triển kĩ năng chơi nhạc cụ cho học sinh.

d. vận dụng kiến thức, kĩ năng được cung cấp trong phần Hình thành kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Câu 10. Các trang web cho tài liệu học điện tử, phục vụ sách giáo khoa Địa lí 10 (Chân trời sáng tạo) là

a. taphuan.nxbgd.vn, hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn.

b. boiduong.nxbgd.vn,hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn.

c. taphuan.nxbgd.vn, hanhtrang.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn.

d. boiduong.nxbgd.vn,hanhtrangso.nxbgd.vn, www.chantroisangtao.vn.

3. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK GDKTPL 10 CTST

Câu 1. Sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 gồm có:

A. 9 chủ đề và 22 bài học.

B. 9 chủ đề và 23 bài học.

C. 9 chủ đề và 24 bài học.

D. 9 chủ đề và 25 bài học.

Câu 2. Các bài học trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 thuộc các mạch nội dung:

A. Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật.

B. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức.

C. Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục kinh tế.

D. Giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.

Câu 3. Các hoạt động học tập chính trong sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 của bộ sách Chân trời sáng tạo gồm có:

A. Khám phá, Kết nối, Thực hành, Vận dụng.

B. Mở đầu, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

C. Mở đầu, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng.

D. Mở đầu – Tạo cảm xúc, Tìm hiểu tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.

Câu 4. Sự khác biệt lớn nhất của dạng bài giáo dục kinh tế và dạng bài giáo dục pháp luật nằm ở những giai đoạn nào?

A. Mở đầu và Khám phá

B. Luyện tập và Vận dụng

C. Khám phá và Vận dụng

D. Mở đầu và Vận dụng

Câu 5. Nội dung đóng khung, chốt ghi nhớ sau hoạt động khám phá nhằm mục đích:

A. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi.

B. Giúp học sinh ghi nhớ thao tác, kĩ năng trong bài học.

C. Giúp học sinh ghi nhớ chuẩn mực hành vi và thao tác, kĩ năng trong bài học.

D. Giúp học sinh thuộc bài để làm bài kiểm tra.

Câu 6. Khi phân tích bài dạy minh họa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cần làm rõ các vấn đề:

A. Xác định được các hoạt động trong tiết học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên.

B. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên và cách đánh giá của giáo viên.

C. Xác định được các hoạt động trong tiết học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức, đánh giá của giáo viên sự tham gia của học sinh vào hoạt động.

D. Xác định được các hoạt động trong tiết học, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên và sự tham gia của học sinh.

Câu 7: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật cần làm rõ các vấn đề:

A. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài.

B. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

C. Các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng cũng như cách giáo viên hỗ trợ học sinh.

D. Mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; các phương pháp, hình thức mà giáo viên sử dụng, cách giao nhiệm vụ, cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Câu 8: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh hoặc phân tích tình huống, giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật cần lưu ý:

A. Hướng dẫn học sinh phân tích lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.

B. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc, phân tích lời nói, việc làm kết hợp với thái độ của các nhân vật trong tranh.

C. Hướng dẫn học sinh phân tích hoàn cảnh xảy ra sự việc và lời nói, việc làm của các nhân vật trong tranh.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Để dạy học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở lớp 10 hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:

A. Phân bổ thời gian của các hoạt động trong bài và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; giao nhiệm vụ cho học sinh ngắn gọn, rõ

B. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài trong sách.

C. Phân bổ thời gian của các hoạt động; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp

D. Linh hoạt trong việc phân phối thời lượng dạy học của các bài đồng thời phân bổ thời gian của các hoạt động trong từng bài học; hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tiết học; sử dụng phương pháp dạy học một cách hợp lí.

Câu 10: Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả giáo dục kinh tế và giáo dục pháp luật gồm:

A. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, phụ huynh học sinh.

B. Giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, phụ huynh học sinh.

C. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chuyên biệt, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội có liên quan.

D. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, Ban giám hiệu.

4. Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 10 CTST

Câu 1. Mục tiêu về phẩm chất và năng lực chung trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo là những mục tiêu nào?

A. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ; Giải quyết vấn đề; Định hướng nghề nghiệp.

B. Yêu nước; Nhân ái; Yêu lao động; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.

C. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.

D. Yêu nước; Yêu thương con người; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác.

Câu 2. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nào của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo?

A. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.

B. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.

C. Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.

D. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.

Câu 3. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những mạch hoạt động nào?

A. Hoạt động định hướng nghề nghiệp, hoạt động hướng đến tự nhiên và xã hội.

B. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.

C. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.

D. Hoạt động hướng đến gia đình, nhà trường, xã hội và hướng đến tự nhiên.

Câu 4. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?

A. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.

B. Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và Câu lạc bộ.

C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ.

D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Câu lạc bộ.

Câu 5. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?

A. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.

B. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

C. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.

D. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

Câu 6. Mỗi hoạt động được biên soạn trong các chủ đề của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo theo trình tự nào?

A. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn.

B. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống.

C. Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm.

D. Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống.

Câu 7. Theo SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo, những phương pháp giáo dục nào không khuyến khích sử dụng?

A. Phương pháp giáo dục bằng tập thể.

B. Phương pháp tạo sản phẩm.

C. Phương pháp khích lệ, động viên.

D. Phương pháp thuyết trình.

Câu 8. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản, SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo được biện soạn dựa trên những yêu cầu nào?

A. Dựa trên chương trình giáo dục địa phương.

B. Dựa trên yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Dựa trên chương trình quốc tế.

D. Tất cả các phương án A, B, C.

Câu 9. Các chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các chủ đề nào?

A. Thể hiện và phát triển bản thân; Thực hiện trách nhiệm trong gia đình; Thực hiện nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường; Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và tham gia phát triển kinh tế gia đình; Tham gia hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

B. Thể hiện và phát triển bản thân; Thực hiện trách nhiệm trong gia đình; Thực hiện nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường; Sống tiết kiệm; Tham gia hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

C. Thể hiện và phát triển bản thân; Thực hiện trách nhiệm trong gia đình; Thực hiện nhiệm vụ của người học sinh trong nhà trường; Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và tham gia phát triển kinh tế gia đình; Tham gia hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu nghề ở địa phương; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

D. Thể hiện và phát triển bản thân; Thực hiện trách nhiệm trong gia đình; Xây dựng quan hệ thầy trò; Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và tham gia phát triển kinh tế gia đình; Tham gia hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

Câu 10. Ai là người đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cho học sinh?

A. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

B. Tự bản thân học sinh và bạn bè.

C. Phụ huynh và cộng đồng.

D. Cả 3 phương án trên.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 10 Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để hoàn thành bài tập huấn của mình nhé.

Đánh giá bài viết
1 40
Sắp xếp theo

    Lớp 10

    Xem thêm