Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dạy học phát triển năng lực và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Dạy học phát triển năng lực và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt ở Tiểu học là tài liệu hữu ích giúp phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo. Mời các thầy cô cùng tham khảo Tài liệu dạy học phát triển năng lực và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

1. Năng lực và năng lực giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt

Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định".

Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp – năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển.

2. Một vài ví dụ để phân biệt dạy học tập trung vào phát triển năng lực và dạy học tập trung vào nội dung (kiến thức, kĩ năng).

Việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực:

- Dạy học các tri thức tiếng Việt.

- Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu)

- Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết, trình bày)

a) Trong dạy học các tri thức tiếng Việt, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú ý đến việc sử dụng chúng.

GV chúng ta thường chỉ quan tâm, băn khoăn thắc mắc một tổ hợp ngôn ngữ nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng thuộc biện pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính từ, một tổ hợp nào đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là câu đơn hay là câu ghép… mà không quan tâm chúng được dùng để làm gì, dùng như thế nào trong hoạt động nói năng, lúc nào, hoàn cảnh nào thì nên chọn chúng.

Ví dụ bài tập để nhận biết từ đơn, láy, ghép mà bài tập sử dụng chúng (là bài tập tạo năng lực) như sau thường xuất hiện ít:

Thay những từ được in đậm bằng một từ láy để các câu sau trở nên gợi tả hơn:

- Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá.

- Đêm trung thu trăng sáng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.

- Trên nền trời, những cánh cò đang bay.

(Đáp án: long lanh, vằng vặc, lung linh, chấp chới/rập rờn)

Để phát triển năng lực dùng từ cho học sinh, giáo viên cần chỉ dẫn được cho các em trong tình huống nào thì chọn từ đơn hay từ ghép, từ láy, dùng từ theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, dùng một từ hay một ngữ, chỉ dẫn bộ phận nào cách đặt câu bộ phận nào nên đặt trước hay đặt sau...Có như vậy, khi dạy viết văn miêu tả mới chuyển được những cách dùng từ, đặt câu của học sinh như "Buổi sáng thuyền đi làm" thành “Buổi sáng thuyềncăng buồm ra khơi” “Mỗi khi đi qua đây, ai cũng hít lấy hít để mùi thơm” thành “Ai cũng muốn đến đây đểthưởng thức hương thơm” hay “ Vừa tới nơi, hương thơm đã dạt dào bay vào cánh mũi”, chuyển từ “Có nhiều con chim đang bay” thành “Những cánh chim chấp chới (dập dờn)”,chuyển từ “Vừa liếm vào múi sầu riêng, ta đã thấy nó ngọt” thành "Khi đầu lưỡi ta vừa chạm vào múi sầu riêng,vị ngọt của nó dường như đã lan tỏa” ...

b) Trong dạy học tập đọc, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, tái hiện các tình tiết của văn bản (đọc nhớ) mà ít giải thích và đặc biệt ít dạy học sinh hồi đáp (đánh giá, liên hệ) nên chưa dạy học sinh đọc vận dụng, sáng tạo.

Ví dụ, điều chỉnh tổ hợp câu hỏi của bài tập đọc Tìm ngọc (SGK TV2, tập 1 trang 138) (Theo gợi ý và trợ giúp của Fiona Farley chuyên gia tư vấn quốc tế dự án VNEN) là một minh chứng cho việc chuyển từ hệ câu hỏi nặng về tái hiện, ghi nhớ (đọc nhớ) thành những bài tập phát huy liên cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo, kích thích hứng thú, khả năng làm việc độc lập và hợp tác của học sinh.

Các câu hỏi của sách giáo khoa:

1. Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?

2. Ai đánh tráo viên ngọc?

3. Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?

a) Ở nhà người thợ kim hoàn

b) Khi ngọc bị cá đớp mất

c) Khi ngọc bị quạ cướp mất.

4. Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó. Những câu hỏi/ bài tập đã được điều chỉnh:

a) Hãy chia các nhân vật trong câu chuyện ra thành hai nhóm: nhân vật tốt và nhân vật xấu.

b) Giải thích vì sao em xếp mỗi nhân vật vào nhóm đó.

c) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện, vì sao?

Bài tập 1 được tiến hành với đồ dùng dạy học: hình giấy 7 nhân vật của câu chuyện (chàng trai, Chó, Mèo, người thợ kim hoàn, chuột, cá, quạ), một tờ giấy A0 và một hộp bút màu. Bài tập này có những lợi thế sau:

- Về nội dung, bài tập đã chuyển yêu cầu nhận biết tình tiết truyện của 3 câu hỏi đầu trong sách giáo khoa thành yêu cầu đánh giá nhân vật dựa vào các tình tiết truyện (thông tin từ truyện). Bài tập này hình thành cho học sinh năng lực đánh giá bằng cách thu thập dữ kiện. Nó chứa một vấn đề cần giải quyết và cũng tiềm ẩn một cơ hội cho tư duy phản biện của học sinh (mà hầu như sách giáo khoa hiện nay không tạo cơ hội này): trong các nhân vật của truyện, có nhân vật không tốt cũng không xấu.

- Về hình thức thực hiện, đây là một bài tập dành cho hoạt động nhóm. Về cách thể hiện kết quả, với 2 phương tiện đã cho, học sinh có thể lựa chọn hoặc là dán các nhân vật vào từng nhóm tốt xấu (đáp án chờ đợi có cả nhân vật được đặt trên đường kẻ giữa), hoặc là tô khác màu cho các nhóm nhân vật. Hình thức thực hiện của bài tập sẽ tạo hứng thú cho học sinh

Bài tập 2 là một bài tập yêu cầu giải thích, là một bài tập cao hơn bài tập tái hiện của sách giáo khoa. Đây là một bài tập mở vì nó tạo cơ hội cho học sinh đưa ra những lí do khác nhau. Bài tập này tạo cho học sinh cơ hội trình bày lập luận, luyện tập cho học sinh cách bảo vệ ý kiến của mình. Đây là những kĩ năng sẽ được chú trọng hình thành trong chương trình mới.

Câu hỏi 3 cũng là một câu hỏi mở, một câu hỏi mang tính liên cá nhân, nó tạo cơ hội cho học sinh nói lên ý kiến của mình một cách tự do.

c) Trong dạy học tạo lập văn bản (tập làm văn), chúng ta hay để học sinh nhớ, thuộc bài văn mẫu để chép theo mà ít dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình, ít dạy học sinh cách biểu đạt những ý tưởng này nên các em không biết cách viết sáng tạo.

Để khắc phục điều này, trước hết chúng ta cần có những đề bài tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, ví dụ:

- Thế nào là người hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình.

- Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói.

(Đề 9, Đề 10, Ôn tập - kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Tiếng Việt lớp 5 học kì I NXB ĐHSP - 10/2016)

Tất nhiên, để học sinh có thể thực hiện được đề bài này, trước hết giáo viên phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho học sinh một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Và đây là một câu chuyện dài trong việc bồi dưỡng năng lực tiếng Việt cho giáo viên.

Với mội vài ví dụ và sự phân tích trên, chúng tôi đồng thời cũng muốn chỉ ra những hạn chế của chúng ta trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá học sinh không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá học sinh theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

4. Tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học

STT

Tiêu chí

so sánh

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1

Mục đích chủ yếu nhất

- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

- Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

- Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

- Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

2

Ngữ cảnh đánh giá

- Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của học sinh.

- Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường.

3

Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học.

- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

4

Công cụ đánh giá

- Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

- Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.

5

Thời điểm

đánh giá

- Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học.

- Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.

6

Kết quả đánh giá

- Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.

- Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

- Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.

- Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kĩ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

Ngoài Dạy học phát triển năng lực và kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt ở Tiểu học trên, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 tiểu học hay đề thi học kì 2 tiểu học mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt các môn học tiểu học hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm