Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Chân trời sáng tạo
Đề cương học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo tổng hợp lý thuyết và các câu hỏi vận dụng môn Ngữ văn 7 học kì 2 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu giúp các em lên kế hoạch ôn tập cụ thể rõ ràng, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao. Sau đây mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Hành trình tri thức
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:
- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
b. Trí tuệ dân gian
Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm:
- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”).
- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.
c. Nét đẹp văn hóa Việt
Tiếp nối bài Từng bước hoàn thiện bản thân, ở bài học này, em sẽ được tìm hiểu thêm về cấu trúc và đặc điểm của loại văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
d. Trong thế giới viễn tưởng
Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:
- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghê
- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học
- Tình huống truyện: thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong một thế giới giả tưởng.
- Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định
- Nhân vật: thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.
- Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai; không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển
e. Lắng nghe trái tim mình
Thơ được sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước những khoảnh khắc của đời sống. Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ.
Ngôn ngữ thơ có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ được tổ chức một cách đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, các biện pháp tu từ…
2. Phần tiếng Việt
a. Liên kết trong văn bản: phép lặp, phép nối, phếp thế, phép liên tưởng
b. Nói quá
c. Nói giảm, nói tránh
d. Số từ
e. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
g. Ngữ cảnh
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
b. Viết văn bản tường trình
c. Viết đoạn văn tóm tắt văn bảnd. Viết bài văn biểu cảm về con người
BÀI TẬP
a. Liên kết trong văn bản: phép lặp, phép nối, phếp thế, phép liên tưởng
Câu 1: Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép trái nghĩa
C. Phép đồng nghĩa
D. Phép thế
Câu 3: Phép nối là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
C. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
D. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
Câu 4: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
A. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó…
B. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
C. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
D. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
Câu 5: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu, các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Câu 6: Các phép liên kết chủ yếu được học là?
A. Phép nối, phép lặp
B. Phép liên tưởng, trái nghĩa
C. Phép thế
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Phép liên tưởng là gì?
A. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu
B. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
C. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
D. Tất cả đáp án trên
Câu 8: Phép liên tưởng có bao nhiêu loại?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
b. Nói quá
Câu 9: Nói quá là gì?
A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến
B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác
Câu 10: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?
A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu
C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói
c. Nói giảm, nói tránh
Câu 11: Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
D. Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
Câu 12: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc
B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực
C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
d. Số từ
Câu 13: Số từ là gì?
A. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó
B. Là từ dùng đế chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều
C. Là từ dùng để chỉ tính chất, tính cách, màu sắc, trạng thái, mức độ, phạm vi … của người hoặc vật
D. Là từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
Câu 14: Khi dùng để miêu tả số lượng của vật thì số từ thường đứng trước?
A. Tính từ
B. Động từ
C. Danh từ
D. Trạng ngữ
e. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ
Câu 15:Thành phần chính của câu là gì?
A. Là thành phần không bắt buộc
B. Là thành phần bắt buộc
C. Là thành phần vô cùng ít trong câu
D. Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn
Câu 16: Cụm chủ - vị được in đậm trong câu văn "Chiếc xe này máy còn tốt lắm" làm thành phần gì trong câu?
A. Chủ ngữ.
B. Định ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Bổ ngữ.
g. Ngữ cảnh
Câu 17: Ngữ cảnh là gì?
A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó
B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó
C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày
D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ
Câu 18: Ngôn ngữ của ngữ cảnh là?
A. Nhân vật giao tiếp
B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
C. Văn cảnh
D. Tất cả đáp án trên
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề 1. Trình bày ý kiến của em về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ.
Đề 2. Trình bày ý kiến của em về 2 câu nói Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn. Câu nào là chân lý?
b. Viết văn bản tường trình
Đề 1. Hãy viết bản tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Đề 2. Viết văn bản tường trình về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường
c. Viết đoạn văn tóm tắt văn bản
Đề 1. Tóm tắt văn bản Xưởng cô-cô-la
Đề 2. Tóm tắt văn bản Dòng sông đen
d. Viết bài văn biểu cảm về con người
Đề 1. Viết bài văn biểu cảm về một người bạn
Đề 2. Viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu quý nhất
Mời các bạn xem đáp án trong file tải về