Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Lịch sử - Nghỉ dịch Corona

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Lịch sử - Nghỉ dịch Corona hệ thống lại các kiến thức đã học môn Sử lớp 4 nửa đầu học kì 2 cho các em học sinh tham khảo ôn tập tại nhà. Mời các em học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Thông báo: Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Nội dung ôn tập Lịch sử lớp 4 Tuần 19

BÀI 15. NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN (42)

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng ở câu 1, 2, 3:

Câu 1. Tình hình nước ta cuối thời Trần:

A. Vua quan ăn chơi sa đọa. Nhân dân khổ cực.

B. Vua quan ăn chơi sa đọa. Nhân dân an cư lạc nghiệp.

C. Đất nước thái bình.

D. Vua quan ăn chơi sa đọa. Nhân dân khổ cực. Quân giặc lăm le xâm lược.

Câu 2. Tên vị vua bắt dân đào hố lớn trong Hoàng thành,chất đá làm núi, chở nước biển đổ vào để nuôi hải sản:

A. Trần Thái Tông

B. Trần Dụ Tông

C. Trần Thánh Tông

D. Trần Nhân Tông

Câu 3. Tên vị quan đã dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước là:

A. Hồ Quý Ly

B. Chu Văn An

C. Trần Quốc Toản

D. Trần Hưng Đạo

Câu 4. Nhà Hồ đóng đô ở:

A. Tây Đô (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa)

B. Đông Đô (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa)

C. Cổ Loa

D. Phú Thọ

Câu 5. Điền vào chỗ trống:

Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần vào năm………………………………………

Câu 6 . Điền vào chỗ trống:

Hồ Quý Ly đổi tên nước thành………………………..

Câu 7. Đánh dấu X trước ý đúng:

Những chính sách tiến bộ của Hồ Quý Ly:

Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi.

Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.

Chỉ dựa vào quân đội để chống ngoại xâm.

Những năm có nạn đói, các nhà giàu buộc phải bán thóc cho dân và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

II. Tự luận:

Câu 1. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng ở câu 1, 2, 3:

Câu 1. Tình hình nước ta cuối thời Trần:

D. Vua quan ăn chơi sa đọa. Nhân dân khổ cực. Quân giặc lăm le xâm lược.

Câu 2. Tên vị vua bắt dân đào hố lớn trong Hoàng thành,chất đá làm núi, chở nước biển đổ vào để nuôi hải sản:

B. Trần Dụ Tông

Câu 3. Tên vị quan đã dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước là:

A. Hồ Quý Ly

Câu 4. Nhà Hồ đóng đô ở:

A. Tây Đô (Vĩnh Phúc, Thanh Hóa)

Câu 5. Điền vào chỗ trống:

Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần vào năm 1400.

Câu 6. Điền vào chỗ trống:

Hồ Quý Ly đổi tên nước thành Đại Ngu (an vui lớn).

Câu 7. Đánh dấu X trước ý đúng:

Những chính sách tiến bộ của Hồ Quý Ly:

X

Thay thế các quan cao cấp của dòng họ Trần bằng những người thực sự tài giỏi.

X

Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.

Chỉ dựa vào quân đội để chống ngoại xâm.

X

Những năm có nạn đói, các nhà giàu buộc phải bán thóc cho dân và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

II. Tự luận:

Câu 1. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?

Trả lời:

Nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược vì : Hổ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại.

Nội dung ôn tập Lịch sử lớp 4 Tuần 20

BÀI 16. CHIẾN THẮNG CHI LĂNG (44)

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng từ câu 1 đến câu 6:

Câu 1. Người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là:

A. Lê Lợi

B. Lê Lai

C. Liễu Thăng

D. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 2. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược:

A. Nam Hán

B. Tống

C. Mông – Nguyên

D. Minh

Câu 3. Việc Lê Lợi đã không làm gì trước khi tiến quân ra Bắc:

A. Chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

B. Chiêu tập binh sĩ.

C. Xây dựng lực lượng.

D. Lên ngôi hoàng đế.

Câu 4. Quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch vì:

A. Vùng núi đã hiểm trở

B. Đường nhỏ hẹp, khe sâu

C. Rừng cây um tùm

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5. Vị tướng nào đã có công đổi áo, cải trang thành Lê Lợi để cứu Lê Lợi khỏi sự truy sát của quân Minh?

A. Lê Thận

B. Lê Hoàn

C. Lê Lai

D. Lê Long Đĩnh

Câu 6. Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào?

A. 1428

B. 1248

C. 1482

D. 1400

Câu 7. Em hãy sắp xếp theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng bằng cách đánh số thứ tự vào ô trống:

Kị binh ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhữ Liễu Thăng cùng đám bị kinh vào ải.

Từ hai bên sườn núi, những chùm tên và mũi lao vun vút phóng xuống.

Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy.

Phục binh của ta từ hai bên sườn núi, từ lòng khe, nhất tề xông ra tấn công.

II. Tự luận

Câu 1. Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Câu 2. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng ở câu 1, 2, 3:

Câu 1. Người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn là:

A. Lê Lợi

Câu 2. Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược:

D. Minh

Câu 3. Những việc Lê Lợi đã không làm gì trước khi tiến quân ra Bắc:

D. Lên ngôi hoàng đế

Câu 4. Quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch vì:

A. Vùng núi đã hiểm trở

B. Đường nhỏ hẹp, khe sâu

C. Rừng cây um tùm

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5. Vị tướng nào đã có công đổi áo, cải trang thành Lê Lợi để cứu Lê Lợi khỏi sự truy sát của quân Minh?

C. Lê Lai

Câu 6. Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào?

A. 1428

Câu 7. Em hãy sắp xếp theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng bằng cách đánh số thứ tự vào ô trống:

1

Kị binh ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhữ Liễu Thăng cùng đám bị kinh vào ải.

3

Từ hai bên sườn núi, những chùm tên và mũi lao vun vút phóng xuống.

2

Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy.

4

Phục binh của ta từ hai bên sườn núi, từ lòng khe, nhất tề xông ra tấn công.

II. Tự luận

Câu 1. Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng.

Trả lời:

Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua. Kị binh của Liễu Thăng đuổi theo. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe, nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoảng loạn, lại nghe tin Liễu Thăng tử trận, càng khiếp sợ. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

Câu 2. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Trả lời:

- Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.

- Nước ta hoàn toàn độc lập.

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán + Tiếng việt

Tổng hợp phiếu và đề ôn tập nghỉ Corona lớp 4

Trên đây là toàn bộ kiến thức ôn tập môn Khoa học lớp 4 trong phạm vi tuần 19, 20, các em học sinh tham khảo tải về chi tiết nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch bệnh Corona, tránh mất kiến thức khi học lại.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 4

    Xem thêm