Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona

Bài tập ôn ở nhà lớp 4 do nghỉ dịch Corona

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona bao gồm các bài tập môn Tiếng Việt giúp các thầy cô ra bài tập về nhà cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức lớp 4 trong thời gian các em ở nhà ôn tập.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài 1: a. Điền thêm tiếng (vào chỗ trống) sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp.

làng...........; ăn..............; vui

b. Giải nghĩa câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm".

Bài 2: a. Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được ở trên.

b. Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt 1 câu với 1 trong 3 cặp từ trái nghĩa ấy.

Bài 3: Tìm những tiếng có thể kết hợp với lễ để tạo thành từ ghép. Tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".

Bài 4: Cho các kết hợp hai tiếng sau: xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo.

Hãy:

a. Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép.

b. Phân loại các từ ghép đó.

Bài 5: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn".

a. Tìm các tính từ có trong câu văn.

b. Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm".

Bài 6: Hãy tách thành các từ loại (DT, ĐT, TT) trong đoạn thơ sau:

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát.

Bài 7: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Bài 8: Hãy tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về quê hương đất nước. Giải thích và đặt câu với thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.

Bài 9: Xác định từ đơn, từ ghép trong đoạn thơ sau:

"Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi hôm nay"

Bài 10: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

Bài 11:

Bóng mây

Hôm nay trời nắng chang chang

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hoá đám mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ.

Sắp xếp từ theo nhóm

Bài 1: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.

Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:

a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).

b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).

Bài 2: Cho các từ: gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống

a. Hãy xếp các từ trên thành những nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.

b. Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên.

Bài 3: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, cũ, nhanh nhẹn, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.

Bài 4: Dựa vào nghĩa của tiếng "cảnh" hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh vật, cảnh giác, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng "cảnh" trong mỗi nhóm.

Bài 5: Xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm (xếp theo ý nghĩa): Ngoan, cao lớn, hiền lành, mảnh mai, lực lưỡng, điềm đạm, chất phác, ngây thơ, hiếu thảo, gầy gò, rắn rỏi, xương xương.

Bài 6: Căn cứ vào nghĩa của từ hãy phân các từ dưới đây thành 4 nhóm từ cùng nghĩa, gần nghĩa: Tổ Quốc, thương yêu, kính yêu, non sông, đất nước, thanh bạch, anh hùng, gan dạ, yêu thương, giang sơn, anh dũng, thanh đạm, xứ sở, yêu mến, dũng cảm, non nước, quý mến, thanh cao, can đảm, quê hương.

Bài 7: Hãy xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: ngoằn ngoèo, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, líu lo, thiết tha, sừng sững, rì rầm, cheo leo.

Bài 8: Cho 1 số từ sau: vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo thấp, trung thành, gầy, phản bội, khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.

Hãy:

a. Dựa vào nghĩa xếp các từ trên vào 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.

b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm.

Bài 9: Căn cứ vào nội dung của thành ngữ, hãy phân tích thành 3 nhóm, đặt tên cho mỗi nhóm:

Quê cha đất tổ, tóc bạc da mồi, giang sơm gấm vóc, cày sâu cuốc bẫm, trên kính dưới nhường, chôn rau cắt rốn, non xanh nước biếc, chân lấm tay bùn, đắp đập be bờ, mang nặng đẻ đau, thương con quý cháu, hai sương một nắng, thẳng cánh cò bay.

-------------------

Trên đây là nội dung dành cho học sinh ôn tập trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh nCoV, giúp học sinh ôn tập các kiến thức từ đầu kì 1 và các kiến thức đã học trong tuần vừa qua. Ngoài Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Tiếng Việt - Nghỉ do dịch Corona trên, các em học sinh có thể tham khảo các đề kiểm tra cuối tuần lớp 4 khác để chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 Kết nối, Chân trời, Cánh Diều

    Xem thêm