Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây tổng hợp đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
KẾ HOẠCH, NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II KHỐI 11 MÔN VĂN
I. KẾ HOẠCH CHUNG ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 11:
- Căn cứ hướng dẫn chuyên môn qua phiên họp sáng ngày 09 tháng 3 năm 2015 giữa hiệu phó chuyên môn và các tổ trưởng, tổ phó bộ môn.
- Căn cứ tình hình thực tế của trường, tổ Văn xây dựng kế hoạch ôn thi và tổ chức thi học kỳ II cho các khối lớp 11như sau:
1. Mục đích, yêu cầu:
- Việc kiểm tra nhằm đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình kế hoạch dạy - học, trên cơ sở đó khẳng định những việc đã làm tốt để phát huy và khắc phục những thiếu sót chưa làm được.
- Kiểm tra đánh giá kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp với nội dung chương trình, thời gian qui định; hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành nghiêm túc để đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh.
2. Kế hoạch ôn thi HKII:
2.1. Hình thức ôn thi: vừa dạy vừa ôn
2.1.1. Thời gian ôn thi:
- Từ ngày 09/3/2014 đến ngày 29/4/2015
- GVBM vừa dạy vừa ôn (dạy mới ôn cũ)
2.1.2. Nội dung ôn thi: chương trình từ tuần 20 đến hết tuần 36.
2.1.3. Việc tổ chức ra đề thi: trường ra đề (thời gian làm bài 120 phút)
2.1.4. Hình thức ra đề: đề thi được thống nhất chung
Đề có hai phần:
- Phần một: Đọc - Hiểu
- Phần hai: Tập làm văn
Lưu ý: ở phần Tập làn văn, hai dạng luận nêu trên có thể kết hợp hoặc/ và tách hai dạng luận thành hai đề riêng biệt.
3. Hình thức tổ chức thi: Đối với khối 11: thi theo lịch của trường.
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo năng lực học sinh trong chương trình Văn 11 ở HKII.
- Khảo sát một số nội dung kiến thức trọng tâm theo 2 phần đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và viết hoàn chỉnh một bài văn nghị luận văn học. Qua đó đánh giá việc đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản của học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận.
2. Yêu cầu
- Bản thân giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch ôn tập, đề cương ôn tập hợp lí, và đặc biệt phải phù hợp với đối tượng học sinh lớp11 Trường Trung học phổ thông Thới Long (Chú ý cách ôn tập khác nhau đối với HS lớp 11 phân ban và lớp 11 cơ bản).
- Tiến hành ôn tập và hướng dẫn học sinh ôn tập theo thời gian và kế hoạch đã thống nhất trong nhóm, chú ý bám sát đối tượng học sinh.
- Về phía học sinh:
- Chủ động ôn tập kiến thức do giáo viên đề ra.
- Cần thường xuyên học bài, làm bài tập đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên, tránh tình trạng đoán đề, học tủ, học lệch.
- Mỗi học sinh cần tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp, tích cực rèn kĩ năng làm văn, cố gắng đến mức cao nhất để đạt kết quả.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
- Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đạt hiệu quả.
- Vận dụng các hình thức: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, trình bày bảng, thảo luận nhóm,...
- Tổ chức cho học sinh kiểm tra 15 phút để đánh giá toàn diện học sinh, rút kinh nghiệm để ôn tập hiệu quả hơn.
- Trong quá trình thực hiện, có thể linh hoạt vận dụng kế hoạch này sao cho phù hợp với thời gian và đối tượng học sinh; tránh vận dụng cứng nhắc, máy móc.
- Đối với học sinh lớp phân ban: ôn tập và giải đề nâng cao; ôn tập các dạng đề thi HKI
- Đối với học sinh lớp cơ bản: ôn tập các dạng đề thi HKI; hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, bài văn nghị luận một cách chi tiết.
III. NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN VĂN LỚP 11:
1. Phần Đọc hiểu:
Các câu hỏi tập trung vào một số khía cạnh như: Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; tên văn bản; Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
Nội dung cụ thể:
Nắm kiến thức cơ bản các tác phẩm sau:
- Vội vàng - Xuân Diệu
- Tràng giang - Huy Cận
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Mộ - Hồ Chí Minh
- Từ ấy - Tố Hữu
2. Phần Tập làm văn:
Biết tích hợp kiến thức, kĩ năng để viết một bài văn nghị luận văn học (nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ); có liên hệ với nghị luận một vấn đề xã hội có liên quan.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận phân tích hoặc cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ trữ tình; có liên hệ với nghị luận một vấn đề xã hội có liên quan.
- Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc về lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả và tác phẩm thơ, thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là có lý lẽ, đặc biệt phải bám sát văn bản đoạn thơ, bài thơ để phân tích những đặc sắc về nghệ thuật nhằm làm nổi bật giá trị nội dung của bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu đề ra. Từ đó, có những suy nghĩ, cách bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề xx hộ có liên quan một cách chân thành và thuyết phục.
3. Phần Tiếng Việt
a. Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
+ Ngôn ngữ chung:
- Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm, tiếng, từ…
- Có qui tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu…
- Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.
+ Lời nói cá nhân
- Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể.
- Vận dụng linh hoạt các qui tắc ngữ pháp.
- Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: Trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.
b. Các thành phần nghĩa của câu
+ Nghĩa sự việc
- Ứng với sự việc mà câu đề cập
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ…
- Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, thành phận phụ khác của câu biểu hiện.
+ Nghĩa tình thái
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
- Có thể biẻu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái
c. Đặc điểm loại hình tiếng việt
1. Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, còn về mặt sử dụng thì có thể là một từ hoặc một yếu tố cấu tạo từ.
- Về mặt ngữ âm, tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, rất dễ nhận biết trong ngữ lưu, trong khi đọc chúng được ngăn cách bởi những khoảng cách ngắt hơi ngắn, trên văn bản chúng có một khoảng cách nhất định.
- Về mặt nghĩa ngữ, tiếng là một yếu tố cấu tạo từ (hình tiết, hình vị), tức là một đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất (trùng với hình vị).
- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là một từ đơn ( từ đơn được cấu tạo theo phương thức từ hóa hình vị: tác động vào một hình vị để hình vị mang đầy đủ những đặc điểm về ý nghĩa và ngữ pháp của một từ mà không cần thêm bớt gì vào hình thức ngữ âm của nó)
- Nhà/máy/của/chúng/tôi/đã/hoàn/thành/kế/hoạch/trước/hai/tháng. (câu trên có 15 tiếng)
- Từ nhà máy do hai tiếng nhà và máy tạo nên. Từ chúng tôi do hai tiếng chúng và tôi tạo nên. Từ hoàn thành do hai tiếng hoàn và thành tạo nên. Từ kế hoạch do hai tiếng kế và hoạch tạo nên.
2. Từ không biến đổi hình thái: trong bất cứ tình huống nào, ngữ cảnh nào và đảm nhiệm bất cứ chức vụ ngữ pháp gì thì cũng bất biến về hình thái.’
- Trăng đã lên. (ba tiếng, ba âm tiết, ba từ đơn)
- Nó đánh tôi, nhưng tôi không đánh nó.
3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từ: Do từ không biến đổi về hình thái, nên vai trò của trật tự từ và hư từ là đặc biệt quan trọng. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi trật tự từ hoặc bỏ quan hệ từ là ý nghĩa của câu đã thay đổi.
- Gà mẹ lang thang trong vườn./Gà của mẹ lang thang trong vườn.
- Nam đi tìm Bắc và gặp Đông./ Nam gặp Đông và
đi tìm Bắc.
d. Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí
1. Khái niệm
2. Các đặc trưng:Tính thông tin thời sự;Tính ngắn gọn;Tính hấp dẫn, lôi cuốn
e. Phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Khái niệm
2. Các đặc trưng:Tính công khai về quan điểm chính trị;Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận;Tính truyền cảm thuyết phục
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
BẢNG MÔ TẢ CÁC TIÊU CHÍ CỦA ĐỀ KIỂM TRA
(VĂN KHỐI 11)
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng cấp độ thấp | Vận dụng cấp độ cao | Cộng |
Câu 1:ĐỌC HIỂU - Vội vàng - Xuân Diệu - Tràng giang - Huy Cận - Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử - Mộ - Hồ Chí Minh - Từ ấy - Tố Hữu | Ghi nhớ được văn bản (thơ); xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề (nếu có), ý nghĩa văn bản và nét chính về nghệ thuật của từng văn bản | Hiểu tư tưởng, chủ đề hoặc đặc sắc nghệ thuật của từng văn bản | |||
1 | 1 | 30%= 3,0 điểm | |||
Câu 2: Làm văn Nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội | |||||
Tích hợp kiến thức, kĩ năng làm một bài văn phân tích hoặc cảm nhận về bài thơ hoặc đoạn thơ. Từ việc phân tích hoặc cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ đó, có những suy nghĩ, chính kiến về vấn đề xã hội có liên quan một cách chân thành và thuyết phục. | |||||
Số câu: 1 Tỉ lệ: 70% | 1 7 điểm | 70% = (7,0 đ) | |||
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11, chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề cương rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp nội dung kiến thức ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm kiến thức tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...