Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Văn Chấn, Yên Bái
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Văn Chấn, Yên Bái là đề kiểm tra định kì môn GDCD lớp 12 dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn thi học kì 1 lớp 12, luyện thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Công dân với các quyền dân chủ
SỞ GD&ĐT YÊN BÁI TRƯỜNG THPT VĂN CHẤN TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD | KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Môn GDCD 12 Thời gian làm bài: 45 phút |
(MÃ ĐỀ 111)
Hãy chọn đáp án đúng nhất và điền vào bảng đáp án dưới đây theo thứ tự câu:
Câu 1: A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Cảnh cáo, giam xe. B. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
C. Cảnh cáo, phạt tiền. D. Phạt tiền, giam xe.
Câu 2: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
B. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
C. Tất cả các phương án trên.
D. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Câu 3: Pháp luật là:
A. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
Câu 4: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
C. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 5: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
B. Đều có quyền như nhau.
C. Đều có nghĩa vụ như nhau.
D. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Câu 6: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:
A. Tính truyền thống. B. Tính cơ bản.
C. Tính hiện đại. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 8: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Phạt tù chị B.
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Cảnh cáo phạt tiền chị B.
Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?
A. Là hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
C. Có cả 3 dấu hiệu trên.
D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 10: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
B. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
Câu 11: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. D. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 12: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:
A. 17 tuổi B. 15 tuổi C. 18 tuổi D. 16 tuổi
Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ 18 tuổi trở lên.
Câu 14: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền lao động. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Câu 15: Thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tối thiểu là ba hình thức. B. Nhiều hình thức.
C. Bốn hình thức. D. Ba hình thức chính và một hình thức phụ.
Câu 16: Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm pháp luật nhằm:
A. Cả 3 đều đúng.
B. Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
D. Giáo dục, răn đe những người khác.
Câu 17: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
Câu 18: Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.
Câu 19: Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật
A. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền.
B. Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác.
C. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ.
D. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau.
Câu 20: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 21: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm
A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính D. Hình sự.
Câu 22: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. Trách nhiệm chính trị. B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm kinh tế.
Câu 23: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Bị xử phạt vi phạm hành chính. B. Cả A, D, C đều đúng.
C. Vi phạm pháp luật hình sự. D. Vi phạm pháp luật hành chính.
Câu 24: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
B. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.
C. Mọi công dân đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
D. Những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau.
Câu 25: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Trên 90 cm3. B. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. C. 90 cm3. D. Dưới 50 cm3.
Câu 26: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 27: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. Hành chính. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật.
Câu 28: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
C. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 29: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 30: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
B. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
C. Quy định các hành vi không được làm.
D. Quy định các bổn phận của công dân.