Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 11
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017. Tài liệu giúp các bạn học sinh lớp 11 ôn tập và củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 1 tiết trong học kì 1.
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đông Du, TP.HCM năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT AN GIANG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Câu 1: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3-; và x mol Cl-. Vậy x có giá trị là:
A. 0,3 mol B. 0,20 mol C. 0,35 mol D. 0,15 mol
Câu 2: Theo Areniut phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất có chứa nhóm OH là hidroxit.
B. Chất có khả năng phân li ra ion trong nước là axit.
C. Chất có chứa hiđrô trong phân tử là axit.
D. Chất có chứa 2 nhóm OH là hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 3: Một dd X có chứa các ion: Na+, Ba2+, Ca2+, Mg2+, H+, Cl- Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dd mà không đưa thêm ion lạ vào dd, ta có thể cho dd X tác dụng với dung dịch nào dưới đây?
A. Vừa đủ. B. NaOH vừa đủ. C. Na2CO3 vừa đủ. D. Vừa đủ
Câu 4: Chọn câu sai?
A. Trong một dung dịch, tích số ion của nước là một hằng số ở nhiệt độ xác định.
B. Dung dịch có pH càng lớn thì độ axit càng yếu.
C. Dung dịch có pH càng lớn thì độ bazơ càng yếu.
D. Dung dịch axit có pH < 7.
Câu 5: Trong dung dịch H2S (dung môi là nước) có thể chứa
A. H2S, H+, HS-, S2-. B. H2S, H+, HS-. C. H+, HS-. D. H+ và S2-.
Câu 6: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
B. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
C. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.
Câu 7: Cho 10,0 ml dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng 15,0 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch tạo thành sẽ làm cho giấy quỳ tím chuyển sang:
A. Không màu B. Màu xanh C. Màu đỏ D. Màu tím
Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?
A. H2O. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 9: Nồng độ mol của anion (NO3-) trong dung dịch Ba(NO3)2 0,1M là
A. 0,2M B. 0,3M C. 0,1M D. 0,4M
Câu 10: Trong dung dịch HCl 0,01M, tích số ion của nước là
A. [H+].[OH-] > 1,0.10-14 B. [H+].[OH-] = 1,0.10-14
C. Không xác định được D. [H+].[OH-] < 1,0.10-14
Câu 11: Có mấy muối axit trong số các muối sau: NaHSO4, CH3COOK, NH4Cl, NaHCO3, NH4HCO3, KCl, Na2HPO3.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 13: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và NO3- là
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO2)2. D. Fe(NO2)3.
Câu 14: Cần pha loãng dd NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để thu được dd NaOH có Ph = 11?
A. 5 lần B. 15 lần C. 100 lần D. 10 lần
Câu 15: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Na2CO3 B. NaCl C. NH4Cl D. FeCl3
Câu 16: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+; z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dd Y gồm KOH 1,2 M và Ba(OH)2 0,1 M vào X, sau khi các phản ứng thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:
A. 0,020 và 0,012 B. 0,020 và 0,120
C. 0,012 và 0,096 D. 0,120 và 0,020
Câu 17: Một dung dịch có pH = 4,00, đánh giá nào dưới đây đúng?
A. [H+] = 1,0.10-3 M B. [H+] = 1,0.10-4 M
C. [H+] = 4,0.10-3 M D. [H+] = 2,0.10-4 M
Câu 18: Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
A. NaI 0,002M B. NaI 0,001M C. NaI 0,1M D. NaI 0,01M
Câu 19: Dung dịch axit mạnh HNO3 0,01 M. Đánh giá nào sau đây không đúng?
A. [H+] > [NO3-] B. [H+] = [NO3-] C. [OH-] = 10-12 D. pH = 2
Câu 20: Khi trộn các dung dịch sau với nhau, trường hợp nào sau đây không có phản ứng xảy ra?
A. K2CO3 và NaCl B. Na2CO3 và Ca(NO3)2
C. FeSO4 và NaOH D. NaHCO3 và HCl
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1:(1,5 điểm) Viết phương trình phân tử, phương trình ion và phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau:
a/ AlCl3 + NaOH → b/ CaCO3 + HCl →
Câu 2: (2,5 điểm) Hoà tan 2,94 gam H2SO4 vào nước để được 600 ml dung dịch (A).
a) Tính nồng độ mol của các ion có trong dung dịch (A) và tính pH của dung dịch (A)?
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M đủ để trung hoà hoàn toàn dung dịch (A)?
c) Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch (A) tác dụng hết với dung dịch BaCl2?
Câu 3: (1,0 điểm) Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch gồm NaOH có nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính giá trị a (mol/l)?
(Cho biết: H = 1; N = 14; O = 16; K = 39; Ca = 40; Al = 27; Cl = 35,5; S = 32; Na = 23; C = 12; Mg = 24; Ba = 137)
Lưu ý: Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, mỗi học sinh dùng 1 bảng.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 11
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | B | C | C | A | B | C | A | A | B | B | B | B | D | A | B | B | C | A | A |
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Mỗi phương trình đúng được 0,25 điểm
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al3+ + 3Cl- + 3Na+ + 3OH- → Al(OH)3 + 3Na+ + 3Cl-
Al3+ + 3OH → Al(OH)3
b) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2H+ + 2Cl- → Ca2+ + 2Cl- + CO2 + H2O
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O
Câu 2: (2,5 điểm)
a) (1,5 điểm)
nH2SO4 = 0,03 mol
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,03 mol 0,06 mol 0,03mol
[H+] = 0,06/0,6 = 0,1 M
pH = 1
[SO42-] = 0,05M
b) (0,5 điểm)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
0,03 mol 0,06 mol
V của dd NaOH = 0,06 lít
c) (0,5 điểm)
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
0,03 mol 0,03 mol
Khối lượng của BaSO4 = 6,99 gam
Câu 3: (1,0 điểm)
nH+ = 0,01mol
nOH- = 0,1 . a
pH = 12 --> [OH-]dư = 0,01M số mol OH- dư = 0,01 . 0,2 = 0,002 mol
H+ + OH- → H2O
0,01mol 0,01mol
Ta có: 0,002 = 0,1a – 0,01
a = 0,12M