Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học Phòng GD&ĐT huyện Tam Đảo năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học Phòng GD&ĐT huyện Tam Đảo năm học 2017 - 2018 là tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ học sinh trong quá trình ôn luyện kiến thức môn Sinh đã được học trên lớp, đồng thời rèn luyện nâng cao với các dạng bài kiểm tra học kì khác nhau.
Mời bạn làm online: Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh học Phòng GD&ĐT huyện Tam Đảo năm học 2017 - 2018
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi năm học 2017 - 2018
Đề kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm học 2017 - 2018
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 7 trường THCS Nguyễn Trãi, Quảng Nam năm học 2017 - 2018
UBND HUYỆN TAM ĐẢO PHÒNG GD&ĐT | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Sinh học 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau (từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Khi nào thủy tức sinh sản bằng cách mọc chồi?
A. Khi đầy đủ thức ăn B. Khi thiếu thức ăn
C. Khi hình thành trứng D. Bị mất cơ thể
Câu 2: Vai trò của ruột tịt ở giun đất là:
A. Chứa thức ăn B. Tiết enzim
C. Nghiền thức ăn D. Hấp thụ thức ăn
Câu 3: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng trai bám vào mang và da cá là:
A. Để được bảo vệ B. Tránh bị động vật khác ăn mất
C. Phát tán nòi giống đi xa D. Lấy chất dinh dưỡng từ cá
Câu 4: Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào?
A. Qua ăn uống B. Qua hô hấp
C. Qua da D. Qua máu (do muỗi Anôphen đốt)
Câu 5: Giữ và xử lí mồi là chức năng của phần phụ nào của tôm?
A. Đôi râu B. Các đôi chân hàm
C. Các đôi chân ngực D. Các đôi chân bụng
Câu 6: Giun kim thường kí sinh ở đâu?
A. Ruột già B. Ruột non
C. Gan và mật D. Dạ dày
Câu 7: Thức ăn của châu chấu là gì?
A. Ruồi, muỗi B. Mật hoa
C. Chồi non và lá cây D. Quả chín và hạt
Câu 8: Nhóm động vật nào sau đây có hại cho cây trồng?
A. Trai sông, ốc sên B. Ốc gạo, sò
C. Ốc nhồi, mực D. Ốc sên, ốc bươu vàng
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?
Câu 10 (3,0 điểm)
a) Cơ thể nhện chia làm mấy phần? Vai trò của từng phần cơ thể.
b) So sánh sự chia phần cơ thể nhện và cơ thể tôm?
Câu 11 (1,0 điểm) Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
Đáp án đề thi học kì 1 Sinh học lớp 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | D | B | A | C | D |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm |
9 | * Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất: - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt ............................................................... - Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển ..................................... - Chi bên tiêu giảm chỉ còn lại các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất ...... - Da trơn có chất nhầy ................... | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
10 | - Cơ thể nhện chia làm 2 phần: đầu- ngực và bụng ............................. | 0,5 |
- Chức năng của từng phần: + Phần đầu – ngực: là trung tâm của vận động và dinh dưỡng ............ + Phần bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ ........................... | 0,5 0,5 | |
- Giống nhau: Cơ thể đều chia làm 2 phần là đầu – ngực và bụng. ..... - Khác nhau: về số lượng các phần phụ. + Ở nhện: phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn lại 6 đôi. ........................ + Ở tôm: số lượng các đôi phần phụ nhiều hơn ở nhện ...................... | 0,5 0,25 0,25 | |
11 | - Chân khớp đa dạng về tập tính do có hệ thần kinh và giác quan phát triển - Chân khớp đa dạng về môi trường sống do cấu tạo phần phụ phân đốt khớp động với nhau và cơ quan hô hấp phát triển. ................ | 0,5 0,5 |
VnDoc không chỉ gửi đến học sinh tài liệu đề thi học kì tất cả các môn trong chương trình học lớp 7 mà còn hỗ trợ quá trình làm quen với nhiều dạng câu hỏi, bài trắc nghiệm rèn luyện kỹ năng khác nhau.