Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 4 kì 1
Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, các dạng Toán trong chương trình học chuẩn bị cho các bài thi kiểm tra học kì 1 lớp 4. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.
Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A – Kiểm tra đọc
I – Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lờ câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – gợi ý)
(1) Vẽ trứng (từ Sau nhiều năm khổ luyện đến thời đại Phục hưng)
TLCH: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xin thành đạt như thế nào?
(2) Văn hay chữ tốt (từ Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng đến viết chữ sao cho đẹp)
TLCH: Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
(3) Cánh diều tuổi thơ (từ Ban đêm, đến “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”)
(4) Kéo co (từ Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, đến những chàng trai thắng cuộc)
TLCH: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
(5) Trong quán ăn “Ba Cá Bống” (từ Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma, đến sợ tái xanh cả mặt.)
TLCH: Bu-ra-ti-nô đã làm cách nào khiến hai tên Ba-ra-ba và Đu-rê-ma phải giật mình sợ hãi?
II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Niềm tin
Một trận động đất xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng.
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân. Những bức tường có thể sập xuống bất kì lúc nào, ông luôn miệng gọi tên con. Mọi người lo sợ ông phát cuồng vì mất con, làm cản trở công việc của những người cứu hộ nên đã khuyên ông ra ngoài, nhưng ông nói: “Tôi đã hứa với Pôn rằng lúc nào tôi cũng ở bên con, cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra”.
Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và cho rằng họ đã cứu hết những người bị nạn ra khỏi đống gạch thì ông vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe tiếng gọi thật yếu ớt ngắt quãng vọng lên từ đâu đó: “Bố ơi! Chúng con đây nè”. Ông điên cuồng đào bới, mọi người xung quanh vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống. Trong đó, gần hai chục đứa trẻ đang nhìn ông với ánh mắt đợi chờ. Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Trong vòng tay của bố, cậu bé nói trong nước mắt: “Con biết bố không bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!”
(Theo Những hạt giống tâm hồn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và thực hiện theo yêu cầu
Câu 1. Vì sao sau trận động đất, bố của Pôn xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân để cứu con?
a- Vì ông mất con nên phát cuồng, muốn trực tiếp cứu ngay đứa con
b- Vì ông không tin tưởng vào đội cứu hộ có thể cứu được con mình
c- Vì ông đã hứa lúc nào cũng ở bên con, dù bất cứ chuyện gì xảy ra
Câu 2. Sau khi đội cứu hộ đã ngừng tìm kiếm, bố của Pôn đã làm gì?
a- Ông vẫn điên cuồng đào bới
b- Ông vẫn kiên nhẫn tìm con
c- Ông vẫn lắng nghe tiếng gọi của con
Câu 3. Vì sao khi được cứu, Pôn nhường các bạn lên trước, còn mình ra cuối cùng?
a- Vì Pôn biết các bạn rất hoảng sợ, tranh ra trước
b- Vì Pôn là một người dũng cảm, không biết sợ
c- Vì Pôn tin bố sẽ không bao giờ bỏ mình
Câu 4. Câu chuyện muốn gửi đến em thông điệp gì?
a- Hãy tin vào khả năng của mình, không thể dựa vào người khác
b- Hãy kiên nhẫn hành động vì nhất định sẽ đạt kết quả tốt đẹp
c- Hãy tin chắc rằng: dù bất kì điều gì xảy ra, cha mẹ luôn bên ta
Câu 5. Gạch dưới các danh từ trong câu sau:
Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Câu 6. Gạch dưới 5 động từ trong câu sau:
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bọ đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân.
Câu 7. Trong câu “Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng”, bộ phận nào là chủ ngữ?
a- Khung cảnh hoang tàn
b- Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường
c- Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất
Câu 8. Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
Mục đích | Câu hỏi |
a) Để khen ngợi | ……………………………….. ……………………………….. |
b) Để yêu cầu, đề nghị | ……………………………….. ……………………………….. |
c) Để phủ định | ……………………………….. ……………………………….. |
B- Kiểm tra viết
I- Chính tả nghe – viết (5 điểm)
Cây chuối tơ
Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ vươn lên phơi phới. Những tàu lá xanh ngắt như những bàn tay xanh nõn nà phe phẩy rung động. Những hạt mưa goc vào tàu lá úa tạo ra những âm thanh nghe thật vui tai. Cái đọt chuối cuốn tròn màu xanh cẩm thạch như một ngón tay búp măng trỏ lên bầu trời. Dưới nắng xuân, lá chuối xanh ngời lên, óng ánh như những tấm gương.
(Lê Như Cương)
Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để viết bài chính tả trên giấy kẻ ô li.
II- Tập làm văn (5 điểm)
Hãy tả một đồ vật mang lại cho em nhiều cảm xúc thú vị
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đáp án Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A- Đọc (10 điểm)
I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Đánh giá tương tự như hướng dẫn ở bài kiểm tra giữ học kì I (Tuần 10)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng:0,5 điểm , đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa: 1 điểm (ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
- Bước đầu thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 1 điểm (giọng đọc chưa thể hiện rõ cảm xúc: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện đúng cảm xúc: 0 điểm)
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 1 phút): 1 điểm (đọc khoảng 2 phút: 0,5 điểm; đọc trên 2,5 phút: 0 điểm)
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm , trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
(1) Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành nhà danh họa xuất sắc, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn.
(2) Chữ viết trên lá đơn của Cao Bá Quát xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà cụ về khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
(3) Trò chơi thả diều đã khơi gợi những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ, cháy bỏng của tuổi thơ.
(4) Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
(5) Bu-ra-ti-nô đã nấp trong một cái bình chờ lão Ba-ra-ba uống rượu say thì hét lên dọa để Ba-ra-ba giật mình sợ hãi.
II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
1.c (0,5 điểm)
2.b (0,5 điểm)
3.c (0,5 điểm)
4.c (0,5 điểm)
5. Gạch dưới đúng các danh từ: ông (2 lần), đứa trẻ, Pôn, con trai, người
(0,5 điểm – đúng mỗi danh từ được 0,1 điểm)
6. Gạch dưới 5 động từ: cứu hộ, cố gắng, cứu, đổ nát, xông vào
(0,5 điểm – đúng mỗi từ được 0,1 điểm)
7.c (0,5 điểm)
8. (1,5 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm)
B- Viết (10 điểm)
I – Chính tả nghe – viết (5 điểm – 15 phút)
- Em nhờ bạn đọc để viết bài chính tả
- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ… bị trừ 1 điểm toàn bài
II- Tập làm văn (5 điểm, thời gian làm bài khoảng 35 phút)
Viết đúng kiểu bài văn kể chuyện theo cấu tạo đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Bài ciết có độ dài khoảng 12 câu; nội dung nói về kỉ niệm của em với một người bạn cùng lứa tuổi. Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Bài làm đạt những yêu cầu trên đạt mức Giỏi (5- 4,5 điểm), Khá (4 – 3,5 điểm), Trung bình (3 – 2,5 điểm), Yếu (2 – 1,5 điểm), Kém (1 – 0,5 điểm)
Mẫu:
Trên bàn học của em có một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Đó là chiếc đồng hồ do anh Hai mua cho em khi đi học ở Sài Gòn về.
Chiếc đồng hồ báo thức này, có ngoại hình khác hẳn với những chiếc đồng hồ báo thức mà em từng nhìn thấy. Nó có hình chữ nhật, bề dài chừng hơn một gang tay, cầm khá nặng. Bên ngoài đồng hồ là một lớp nhựa cứng màu vàng tươi, vừa đẹp lại còn dễ vệ sinh nữa. Mặt dưới của đồng hồ, là bốn cái nút tròn làm bằng cao su, chính là chân của đồng hồ. Nó giúp chiếc đồng hồ đứng vững trên mặt bàn mà không bị trượt.
Nét đặc biệt nhất của chiếc đồng hồ này, là mặt trước của nó. Thay vì mặt đồng hồ bằng giấy với những chiếc kim, thì mặt đồng hồ của em là một màn hình điện tử, hiển thị con số đúng từng giờ, phút và giây. Ở góc trên cùng còn hiển thị cả ngày, tháng và năm nữa. Vừa tiện lợi lại còn đẹp và độc đáo. Nhờ con số to màu đen trên màn hình ấy, mà em luôn có thể xem đúng giờ vừa nhanh lại vừa tiện hơn nhiều so với việc nhìn các cây kim đồng hồ. Mặt sau của đồng hồ là một cái cổng để sạc điện cho đồng hồ. Cứ khoảng một tuần, em sẽ sạc điện một lần cho chiếc đồng hồ của mình. Nếu gần hết pin, nó sẽ chớp chiếc đèn ở góc để báo hiệu cho em biết nên không cần lo. Bên cạnh cổng sạc, là ba nút bấm để điều chính giờ, ngày và hẹn giờ cho chiếc đồng hồ báo thức. Khi em bấm hẹn giờ, thì giờ được hẹn sẽ hiện ở góc dưới bên trái màn hình. Đến giờ đó, thì chiếc đồng hồ sẽ vừa chớp đèn vừa kêu tít tít tít đến khi nào em bấm vào nút tắt ở trên đỉnh chiếc đồng hồ mới thôi.
Với vẻ ngoài xinh đẹp và mới lạ, chiếc đồng hồ báo thức này đã trở thành một đồ vật trang trí tuyệt vời cho bàn học của em. Em thích chiếc đồng hồ lắm. Bạn nào đến nhà em chơi, cũng xuýt xoa về nó khiến em càng thêm vui vẻ và thích thú.