Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung năm học 2018 - 2019

PHO
̀
NG GIA
́
O DU
̣
C VA
̀
ĐA
̀
O TA
̣
O
HUYỆN LAI VUNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HO
̣
C 2018 – 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 25/11/2018
Họ và tên thí sinh:.......................................... Số báo danh:...............................
Chữ ký của giám thị 1:...................... Chữ ký của giám thị 2:............................
NỘI DUNG ĐỀ THI
(Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu)
Câu 1. (8,0 điểm)
Bác Hồ khẳng định chân lý qua các câu thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Nguyễn Bá Học cũng có câu triết lý nổi tiếng: Đường đi khó, không khó vì
ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
Hai cách nói trên giống và khác nhau như thế nào? Em hãy bàn luận về ý
nghĩa chung của chúng.
Câu 2. (12,0 điểm)
Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng,
không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, chiếu tỏa lên
mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn,
óc ta nghĩ.
(Trích Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy viết về thứ ánh sáng riêng” của
một vài tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 9 tập 1 đã “chiếu tỏa” “làm
cho thay đổi hẳn” cách nhìn, cách nghĩ của em về con người và cuộc sống.
--- HẾT ---
Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
PHO
̀
NG GIA
́
O DU
̣
C VA
̀
ĐA
̀
O TA
̣
O
HUYỆN LAI VUNG
Hướng dẫn chấm gồm 04 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HO
̣
C 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá
đúng bài làm của thí sinh. Cần tránh cách đếm ý cho điểm.
2. thi học sinh giỏi văn nên khi vận dụng hướng dẫn chấm, giám
khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc
biệt là các bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự sáng tạo trong tư duy
trong cách thể hiện để phát hiện những học sinh năng khiếu thật sự để bồi
dưỡng dự thi cấp tỉnh.
3. Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm
bảo không làm sai lệch hướng dẫn chấm phải được thống nhất thực hiện
trong tổ chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính theo thang điểm 20, chấm điểm lẻ đến 0,25 điểm và
không làm tròn số.
II. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (8,0 điểm)
Nội dung Điểm
1.1. Yêu cầu chung
Học sinh biết kết hợp kiến thức k ng về dạng bài nghị luận hội
để tạo lập văn bản. Bài viết phải bố cục đầy đủ, ràng; văn viết
cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp.
1.2. Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo được cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
Trình bày đầy đủ các phần mbài, thân bài kết bài. Phần mở bài biết
dẫn dắt hợp nêu được vấn đề; Phần thân bài biết tổ chức thành
nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần
kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
Lưu ý: Cho 0,25 điểm nếu học sinh trình bày đầy đủ các phần mở bài,
thân bài kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên hoặc phần thân
bài chỉ một đoạn văn; Không cho điểm nếu học sinh trình bày thiếu
mở bài hoặc kết bài hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình thức hai cách nói khác nhau nhưng chung nội dung khuyên
con người muốn làm nên sự nghiệp thì phải bền lòng, vững chí.
Lưu ý: Cho 0,25 điểm nếu học sinh xác định chưa vấn đề cần nghị
luận hoặc nêu chung chung; Không cho điểm nếu học sinh xác định sai
vấn đề cần nghị luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác.
0,5
Nội dung Điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, sự liên kết chặt chẽ; sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó
phải thao tác dẫn dắt giới thiệu; giải thích, bàn luận); biết kết hợp
chặt chẽ giữa nêu lẽ đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải cụ thể
sinh động.
Có thể trình bày theo định hướng sau:
* Dẫn dắt, giới thiệu nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
+ Dẫn dắt vấn đề.
+Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng kiên nhẫn yếu tố dẫn tới thành
công.
* Giải thích (2,0 điểm)
+ Cách nói thứ nhất: Bác Hồ khẳng định mọi việc đều không khó nếu
con người bền chí. Cách nói nhấn mạnh cả hai chiều thuận nghịch: nếu
lòng không bền thì không làm được việc; ngược lại, nếu chí đã quyết thì
dù việc lớn lao thế nào (đào núi, lấp biển) cũng có thể làm nên. Cách nhìn
nhận của Bác Hồ xuất phát từ phía tích cực, phía chủ động của con
người. Cách nhìn nhận này là sự tiếp thu và phát triển từ kinh nghiệm dân
gian: Có công mài sắt có ngày nên kim; Có chí thì nên;...
+ Cách nói thứ hai: Nguyễn Thái Học khẳng định cái khó về mặt khách
quan ường đi khó), tuy nhiên đó không phải yếu tố quyết định mà
cái khó ng người (ngại núi e sông). Thực chất thì không có việc gì
khó, nếu quyết tâm làm. Triết lý của Nguyễn Bá Học nghiêng về xác định
cái khó của đường đời cái e ngại của lòng người và ông dừng lại ở cái
e ngại ấy.
=> Như vậy, triết lý của Nguyễn Bá Học chỉ dừng lại ở triết lý, mang tính
định hướng; còn triết lý của Bác Hồ là triết lý để hành động.
* Ý nghĩa chung của cả hai câu (1,0 điểm)
Cái khó không phải là bản thân công việc, mà chính là ở lòng người. Nếu
con người bền chí, vững lòng thì công việc khó thế nào cũng thể
hoàn thành (dùng dẫn chứng chứng minh).
* Bàn luận mở rộng vấn đề (2,0 điểm)
+ Đó định hướng, phương châm tạo động lực, niềm tin cho con
người trong cuộc sống.
+ Để làm nên sự nghiệp, sự quyết tâm, ý chí của mỗi con người phải song
hành với hành động, chứ không phải suy nghĩ hay nói suông.
+ Những khát vọng, hoài bão của con người cũng phải phù hp với điều
kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan nhất định. Nếu không, con
người sẽ phiêu lưu mạo hiểm, hay rơi vào ảo tưởng.
+ Phê phán những hiện tượng ngại khó, thiếu ý chí và lòng kiên nhẫn.
* Bài học nhận thức (0,5 điểm)
Con người muốn thành công trong công việc, nhất những việc lớn lao
cần phải có ý chí, lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm.
6,0

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn huyện Lai Vung năm 2018

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Ngữ văn lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

...........................................

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh lớp 9 tìm kiếm tài liệu ôn thi học kì I, chúng tôi xin giới thiệu một số đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2018 tải nhiều nhất. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

Mời các bạn tham khảo tài liệu sau: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Đề thi học kì 2 lớp 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm