Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 2

Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 2 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. 
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2020 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu nói: Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo.

Câu 2 (5đ): Cảm nhận bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh.

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện: dân ta chịu hai tầng xiềng xích, đã khổ cực lại càng khổ cực hơn, từ Nam ra Bắc hơn hai triệu đồng bào chết đói.

Câu 3 (1,5đ): Học sinh tự hình thành đoạn văn về nỗi khổ của người nông dân trên những khía cạnh khác nhau.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói:
Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Lao động: quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mỗi con người và góp phần làm cho xã hội thêm giàu đẹp hơn.

Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người hãy tích cực lao động, làm việc chăm chỉ để thực hiện những ước mơ, mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Có lao động, con người ta mới có niềm vui, thúc đẩy sự sáng tạo → đề cao vai trò, tầm quan trọng của lao động.

b. Phân tích

Con người không thể sống mà cứ ngồi im một chỗ và không làm gì. Chỉ khi chúng ta làm việc, lao động mới tạo ra tiền của phục vụ đời sống và những nhu cầu của bản thân.

Lao động còn giúp cho xã hội này phát triển hơn, hiện đại hơn và đời sống của con người trở nên dễ dàng và nhàn hạ hơn.

Khi lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.

Việc tích cực lao động sẽ tạo ra thành quả riêng cho mỗi con người đồng thời cũng là thước đo đánh giá con người vô cùng chính xác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương chăm chỉ lao động để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn những người lười biếng, chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không tích cực lao động, hoặc có những người quá an phận với công việc của mình mà không biết phấn đấu vươn lên,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “ Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của niềm vui và sáng tạo”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tràng giang

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang

2. Thân bài

- Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên sông nước mênh mang, rộng dài và tâm trạng của nhà thơ.

Sóng gợn nhẹ: gợi nỗi buồn mênh mang.

“Tràng giang”, “điệp điệp” tô đậm nỗi buồn triền miên, kéo dài theo cả không gian và thời gian.

“Thuyền về nước lại” gợi sự chia lìa, xa cách, không hứa hẹn gặp gỡ.

Sự bơ vơ, lạc lõng, trôi nổi bất định giữa cuộc đời, “củi nhỏ cành khô” gợi sự nhỏ bé, tầm thường.

- Cảm nhận sự hoang vắng trong khung cảnh và sự cô đơn của nhà thơ

Khung cảnh hoang vắng, thưa thớt, thiếu vắng sự sống con người.

Không gian mênh mông, lặng lẽ khắc họa sự cô đơn trong lòng tác giả.

Khao khát một cây cầu bắc ngang để được giao lưu gần gũi với mọi người, cuộc đời.

- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của nhà thơ

Hình ảnh tráng lệ nhưng đượm buồn, “bóng chiều sa” gợi cảnh ngày tàn, “chim nghiêng cánh nhỏ” thể hiện sự bé nhỏ, mỏng manh.

Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương dợn dợn theo từng con nước lên xuống.

Khao khát được trở về nhà, về quê hương như tìm một bến đỗ, chỗ dựa tinh thần cho tâm hồn cô đơn.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Tràng giang.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2021 môn Văn 11 - Đề 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 11

    Xem thêm