Đề thi giữa học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Đỗ Huy Liêu, Nam Định năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12
Đề thi giữa học kì I môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Đỗ Huy Liêu, Nam Định năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra chất lượng học sinh giữa kì I, với 40 câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức hiệu quả, ôn thi học kì I lớp 12, luyện thi THPT Quốc gia 2017 đạt kết quả cao.
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Pháp luật và đời sống
Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12: Thực hiện pháp luật
TRƯỜNG THPT ĐỖ HUY LIÊU | BÀI KIỂM TRA Môn: GDCD - Thời gian: 45’ Năm học: 2016 - 2017 |
Câu 1: Cơ quan duy nhất có quyền ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật là:
A. Chính phủ. B. Quốc hội.
C. Các cơ quan Nhà nước. D. Nhà nước.
Câu 2: Nguồn gốc ra đời của pháp luật từ:
A. Đời sống kinh tế. B. Đời sống chính trị.
C. Đời sống văn hóa xã hội. D. Tất cả A, B, C
Câu 3: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức là:
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính phổ biến
C. Tính bắt buộc chung. D. Tính quy phạm.
Câu 4: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật nhằm:
A. Phát triển kinh tế làm giầu đất nước.
B. Duy trì phát triển văn hóa nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
C. Đảm bảo cho xã hội tồn tại phát triển trong vòng trật tự ổn định phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội.
D. Đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân đân.
Câu 5: Pháp luật là phương tiện để công dân:
A. Phát triển toàn diện.
B. Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
C. Quyền con người được tôn trọng bảo vệ.
D. Sống tự do dân chủ.
Câu 6: Văn bản có giá trị pháp lí cao nhất:
A. Luật sửa đổi, bổ sung B. Bộ luật.
C. Hiến pháp. C. Tất cả A, B, C.
Câu 7: Cắt trộm cáp điện là vi phạm:
A. Kỉ luật. B. Hành chính.
C. Hình sự. D. Cả A và B
Câu 8: Không đăng kí hộ khẩu thường trú là vi phạm
A. Dân sự. B. Hành chính.
C. Hình sự. D. Cả A và B
Câu 9: Một trongcácđặctrưngcơ bảncủapháp luật thểhiện ở:
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính hiện đại.
C. Tính cơ bản. D. Tính truyền thống.
Câu 10: Pháp luật có vai trò như thếnào đối với côngdân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 11: Vi phạm dân sự là hành vi viphạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế. B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 12: Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm
A. Dân sự. B. Hình sự.
C. Hành chính. D. Cả B và C
Câu 13: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi-lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3. B. Dưới 50 cm3.
C. 90 cm3. D. Trên 90 cm3.
Câu 14: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm:
A. Dân sự. B. Hình sự.
C. Hành chính. D. Cả A và C
Câu 15: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân:
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theoquy định của pháp luật.
Câu 16: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm pháp lí. B. Trách nhiệm kinh tế.
C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm chính trị.
Câu 17: Vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên là vi phạm:
A. Hành chính. B. Hình sự.
C. Dân sự. D. Cả A và B
Câu 18: Bản Hiến pháp nào đang có hiệu lực pháp lí hiện nay?
A. Hiến pháp 1992 B. Hiến pháp 2016
C. Hiến pháp 2013 D. Hiến pháp 1992 đã bổ sung và sửa đổi
Câu 19: Sản xuất tiền giả là vi phạm:
A. Hình sự. B. Hành chính.
C. Dân sự. D. Kỉ luật.
Câu 20: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật:
A. Nội quy trường học, điều lệ Đoàn thanh niên.
B. Nghị định 36CP của Chính phủ.
C. Pháp lệnh sử phạt vi phạm hành chính.
D. Tất cả A, B, C.
Câu 21: Độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự cần có người đại diện là:
A. 14 đến 16 B. 16 đến 18
C. 6 đến 16. D. 6 đến 18
Câu 22: Tình trạng “Ngồi lên Pháp luật” là biểu hiện của hình thức không thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Cả A và B
Câu 23: Trách nhiệm hình sự áp dụng cho người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng từ:
A. Đủ 14 đến dưới 16 tuổi. B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 17 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 24: Hình phạt cao nhất của bộ luật hình sự là án tử hình được áp dụng cho người phạm tội từ:
A. Đủ 16 tuổi. B. Đủ 17 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi. D. Đủ 20 tuổi.
Câu 25: Hành vi vi phạm về xuất cảnh nhập cảnh
A. Vi phạm pháp luật hình sự. B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự. D. Cả A và B
Câu 26: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc (có đội mũ bảo hiểm), được xem là:
A. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
B. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
Câu 27: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 28: Năng lực hành vi dân sự được công nhận cho:
A. Những người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người chưa trưởng thành
C. Người mắc bệnh Down
D. Tất cả đều sai
Câu 29: Hành vi trái pháp luật biểu hiện thành hành vi không hành động là do không:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 30: Hành vi trái pháp luật biểu hiện thành hành vi hành động là do không:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 31: Bạn Nam không mặc áo đồng phục khi đến trường là hành vi:
A. Hành động B. Không hành động
C. Cả A và B D. Ý kiến khác
Câu 32: Pháp luật được ra đời từ chế độ nào?
A. Nguyên thủy B. Chiếm hữu nô lệ
C. Phong kiến D Tư bản chủ nghĩa
Câu 33: Văn bản quy phạm pháp luật chủ tịch nước ban hành được gọi là:
A. Thông tư liên tịch B. Lệnh, quyết định
C. Nghị định D. Nghị quyết
Câu 34: Chính phủ ban hành loại văn bản nào dưới đây
A. Pháp lệnh B. Nghị định
C. Quyết định D. Nghị quyết
Câu 35: Muốn quản lí XH bằng pháp luật Nhà nước cần:
A. Xây dựng hệ thống pháp luật. B. Tổ chức thực hiện pháp luật.
C. Kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật. D. Tất cả A, B, C.
Câu 36: Cách thức Nhà nước quản lí XH hiệu quả nhất:
A. Bằng pháp luật. B. Bằng kế hoạch hóa.
C. Bằng giáo duc thuyết phục. D. Bằng tuyên truyền.
Câu 37: Sản xuất hàng giả có giá trị dưới 30 triệu đồng được coi là vi phạm:
A. Hình sự. B. Hành chính.
C. Dân sự. D. Kỉ luật.
Câu 38: Chính phủ ban hành loại văn bản nào dưới đây
A. Pháp lệnh B. Nghị định
C. Quyết định D. Nghị quyết
Câu 39: Người đạt độ tuổi nào sẽ phải chịu mọi trách nhiệm hình sự:
A. Đủ 15 tuổi. B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 17 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
Câu 40: Hành vi trộm cắp tài sản của người khác được coi là:
A. Vi phạm hình sự. B. Chịu trách nhiệm hình sự.
C. Vi phạm đạo đức bị XH lên án. D. Tất cả A, B, C.
------------------HẾT------------------
(Thí sinh không dùng tài liệu)