Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2020-2021

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2021

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2020-2021 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ôn tập cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2020-2021 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 16 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Thí sinh làm bài trong thời gian 45 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

(Đề có 2 trang)

KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN LỊCH SỬ - 10

Thời gian làm bài: 45 phút.

Mã đề 123

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 4đ

Câu 1. Vua Sáclơ I bị xử tử là do:

A. Theo quy định của Hiến pháp nước Anh vì nhà vua phạm tội phản quốc

B. Ý muốn của giai cấp tư sản

C. Nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân

D. Quyết định của những người đứng đầu Quốc hội

Câu 2. Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Cư dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang

B. Thị trường thống nhất dần dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

C. Cư dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh

D. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp

Câu 3. Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là

A. Đặt ra nhiều thứ thuế mới

B. Nhà nước độc quyền thương mại, thu thuyền bè

C. Nhiều đặc quyền phong kiến vẫn được duy trì

D. Cấm tư sản và quý tộc mới kinh doanh một số ngành công nghiệp

Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc

B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài

C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây

D. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất

Câu 5. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là:

A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm

B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến

C. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng

D. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng

Câu 6. Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì:

A. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập

B. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản

C. Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập

D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến

Câu 7. Ngày 4 – 7 – 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì:

A. Là ngày thực dân Anh công nhận độc lập ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ

B. Là bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

C. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

D. Là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi

Câu 8. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là:

A. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng

B. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp

C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới

D. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp

Câu 9. Từ thế kỉ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

A. Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp

B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp

C. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

D. Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu

Câu 10. Hành động phản bội Tổ quốc của vua Lui XVI thể hiện thông qua việc

A. Phê chuẩn Hiến pháp

B. Âm mưu khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến

C. Câu kết với phong kiến nước ngoài chuẩn bị tấn công nước Pháp

D. Xúi giục bọn phản động nổi loạn

Câu 11. Nhà vua Anh đã dựa vào lực lượng nào để chống lại Quốc hội?

A. Quý tộc mới

B. Nông dân và công nhân

C. Quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh

D. Giáo hội Anh

Câu 12. Phái Lập hiến trong Cách mạng Pháp đã

A. Xử tử vua Lui XVI

B. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới trên 21 tuổi

C. Đánh bại liên quân phong kiến Áo – Phổ

D. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

Câu 13. Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Mĩ là:

A. G.Oasinhtơn

B. Ru-dơ-ven

C. A.Lincôn

D. B.Phranklin

Câu 14. Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao khi nào?

A. Giai đoạn phái Giacôbanh nắm chính quyền

B. Giai đoạn phái Lập hiến ở Pháp nắm chính quyền

C. Giai cấp tư sản Pháp giành được chính quyền

D. Giai đoạn phái Girôngđanh nắm chính quyền

Câu 15. Động lực đưa Cách mạng Pháp phát triển tới đỉnh cao là:

A. Giai cấp tư sản

B. Quần chúng nhân dân

C. Lực lượng quân đội cách mạng

D. Phái Giacôbanh

Câu 16. Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản Pháp dưới hình thức

A. Dân chủ tư sản

B. Cộng hòa tư sản

C. Dân chủ

D. Quân chủ lập hiến

PHẦN TỰ LUẬN: 6đ

Câu 1: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII? Đánh giá vai trò của Quang Trung? 4đ

Câu 2: Tại sao nói phái Giacôbanh đã đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao? 2đ

ĐÁP ÁN

TRẮC NGHIỆM

Mã đề

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

123

C

B

D

A

B

C

C

A

C

C

C

D

A

A

B

D

TỰ LUẬN

Câu 1:

* Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII

- Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục.

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Đến năm 1788 phong trào Tây Sơn đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, cơ bản thống nhất đất nước.

* Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

1. Kháng chiến chống Xiêm (1785)

- Được Nguyễn Ánh cầu viện, 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta.

- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, miền Nam trở lại yên bình.

2. Kháng chiến chống Thanh (1789)

- Được Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân quân Thanh sang xâm lược nước ta, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc.

- Để chuẩn bị tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung.

- Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu 1789, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, đến trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, quân ta chiến thắng vang dội trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân Thanh.

* Vai trò của Quang Trung:

- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.

- Đất nước ổn định, quân đội tổ chức tốt.

- Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.

Câu 2:

Sau khi lên nắm quyền, phái Giacôbanh đưa ra nhiều chính sách kịp thời, hiệu quả cho nhân dân:

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân và tiền lương của công nhân.

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ, xoá nạn đầu cơ tích trữ.

+ Ban hành lệnh tổng động viên, xoá bỏ các nghĩa vụ phong kiến

+ Hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ phong kiến, giải quyết ruộng đất

+ Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

-> Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2020-2021. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải vở bài tập Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Tài liệu học tập lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 100
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch Sử Kết nối

Xem thêm