Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Hải Lăng, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Hải Lăng, Quảng Trị năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 6 Phòng GD-ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (2 điểm):
a) Thế nào là ẩn dụ? Cho ví dụ?
b) So sánh ẩn dụ với hoán dụ?
c) Xác định ẩn dụ trong các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". (Hoàng Trung Thông)
Ví dụ 2:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào". (Nguyễn Bính)
Câu 2 (2 điểm):
a) Thế nào là thành phần chính và thành phần phụ của câu?
b) Nêu khái niệm vị ngữ? Đặt một câu có đầy đủ thành phần chính và chỉ rõ vị ngữ?
c) Xác định các vị ngữ trong câu: "Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập."
Câu 3 (6 điểm): Hãy tả lại một đêm trăng đẹp ở quê em.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2 điểm):
a) Thế nào là hoán dụ? Cho ví dụ?
b) So sánh ẩn dụ với hoán dụ?
c) Xác định hoán dụ trong các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
"Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". (Hoàng Trung Thông)
Ví dụ 2:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào". (Nguyễn Bính)
Câu 2 (2 điểm):
a) Thế nào là thành phần chính và thành phần phụ của câu?
b) Nêu khái niệm chủ ngữ? Đặt một câu có đầy đủ thành phần chính và chỉ rõ chủ ngữ?
c) Xác định các chủ ngữ trong câu: "Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau."
Câu 3 (6 điểm): Hãy tả lại một đêm trăng đẹp ở quê em.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2015 - 2016
Câu 1 (2 điểm):
ĐỀ SỐ 1
a) Học sinh nêu đúng khái niệm ẩn dụ được 0,5đ (sai không cho điểm):
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cho ví dụ về ẩn dụ đúng được 0,5đ (sai không cho điểm).
b) So sánh ẩn dụ/hoán dụ đúng được 0,5đ (sai không cho điểm).
Giống nhau: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác nhau:
- Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về: hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác.
- Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể: bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng.
c) Xác định ẩn dụ đúng được 0,5đ (mỗi VD 0,25đ, sai không cho điểm).
VD1) Ẩn dụ:
- sỏi đá: đất xấu, bạc màu, đất đồi núi - thiên nhiên khắc nghiệt.
- cơm: lương thực, cái ăn cho con người - thành quả lao động.
- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt.
VD2) Ẩn dụ: cau, trầu: chỉ người đang yêu, đang nhớ nhau - cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa.
ĐỀ SỐ 2
a) Học sinh nêu đúng khái niệm hoán dụ được 0,5đ (sai không cho điểm):
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Cho ví dụ về hoán dụ đúng được 0,5đ (sai không cho điểm).
b) So sánh ẩn dụ/hoán dụ đúng được 0,5đ (sai không cho điểm).
Giống nhau: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác nhau:
- Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về: hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác.
- Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể: bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng.
c) Xác định hoán dụ đúng được 0,5đ (mỗi VD 0,25đ, sai không cho điểm).
VD1) Hoán dụ: Bàn tay con người lao động - lấy bộ phận người để chỉ toàn thể con người.
VD2) Hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông - người thôn Đoài, người thôn Đông.
Câu 2 (2 điểm):
ĐỀ SỐ 1
a) Nêu đúng thành phần chính, thành phần phụ của câu được 0,5đ (mỗi ý 0,25đ, sai không cho điểm).
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
b) Nêu đúng khái niệm vị ngữ được 0,5đ (sai không cho điểm):
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì?
Cho ví dụ đúng và chỉ rõ được vị ngữ cho 0,5đ (sai không cho điểm).
c) Câu này có 4 vị ngữ: nằm sát bên bờ sông/ ồn ào/ đông vui/ tấp nập.
Xác định đúng, đủ cả 4 vị ngữ cho 0,5đ; nếu xác định đúng được từ 1-3 vị ngữ cho 0,25đ; sai không cho điểm.
ĐỀ SỐ 2
a) Nêu đúng thành phần chính, thành phần phụ của câu được 0,5đ (mỗi ý 0,25đ, sai không cho điểm).
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
- Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
b) Nêu đúng khái niệm chủ ngữ được 0,5đ (sai không cho điểm):
- Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? hoặc Cái gì?
Cho ví dụ đúng, chỉ rõ được chủ ngữ cho 0,5đ (sai không cho điểm).
c) Câu này có 4 chủ ngữ: Tre/ nứa/ mai/ vầu.
Xác định đúng, đủ cả 4 chủ ngữ cho 0,5đ; nếu xác định đúng được từ 1-3 chủ ngữ cho 0,25đ; sai không cho điểm.
Câu 3 (6 điểm): Hãy tả lại một đêm trăng đẹp ở quê em.
1/ Yêu cầu:
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh viết đúng kiểu bài văn miêu tả, cụ thể ở đây là tả cảnh một đêm trăng đẹp.
- Biết kết hợp miêu tả với biểu cảm, tự sự.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng, đủ ba phần; không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về bố cục bài viết:
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về đêm trăng đẹp.
b) Thân bài: Miêu tả chi tiết về đêm trăng đẹp đó. Tưởng tượng sao để tả cho thật phong phú, hấp dẫn. Biết kết hợp với cảm nghĩ, tự sự; vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ đã học để làm cho bài viết trở nên sinh động hơn khi miêu tả.
Bài làm cần có những ý chính sau:
- Quang cảnh, không khí lúc trời bắt đầu tối.
- Quang cảnh khi trăng bắt đầu lên.
- Quang cảnh thiên nhiên và các hoạt động của con người dưới ánh trăng.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng đó.
2. Biểu điểm:
- Điểm 5,5-6,0: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết đầy đủ ý nói trên; Diễn đạt trôi chảy, dùng từ sáng tạo, gợi hình, gợi cảm; Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
- Điểm 4,5-5,25: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết thể hiện được các yêu cầu cơ bản; Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch.
- Điểm 3,0-4,25: Bố cục chưa đảm bảo, nêu chưa được một nửa số ý trên; Viết sai lỗi chính tả khá nhiều; Sa vào tự sự hoặc biểu cảm.
- Điểm <3: Bài làm yếu, mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt...
- Điểm 0: Trường hợp bỏ bài.