Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao)

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho đợt thi học kì 2 sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016, gồm 4 mã đề kiểm tra có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn đạt điểm cao trong bài thi cuối năm lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (cơ bản) trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2015 - 2016

Bài tập tự luận Sinh học lớp 10: Tế bào (nâng cao)

Trường THPT Phan Văn Trị
Tổ Sinh - KTNN
Mã đề 101
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN SINH HỌC LỚP 10 – NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 60 phút

I. Phần trắc nghiệm (20 câu, 5 điểm)

Câu 1. Pha G1 là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của tế bào vì pha G1 diễn ra sự gia tăng của...1.., sự hình thành thêm các. ..2... khác nhau, sự phân hóa về. ..3... và. ..4... của tế bào và chuẩn bị các ...5.., các ...6... cho sự tổng hợp ADN.

a. tế bào b. tế bào chất c. bào quan d. cấu trúc

e. tiền chất f. chức năng g. điều kiện h. protein

Chọn các cụm từ thích hợp điền vào các khoảng trống theo thứ tự cho phù hợp với đoạn thông tin trên?

A. 1b, 2c, 3d, 4f, 5e, 6g B. 2b, 3c, 4d, 1a, 7g, 5e

C. 1a, 3c, 4d, 6f, 7g, 5e D. 1a, 2b, 4d, 6f, 5e, 7g

Câu 2. Hoạt động nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai cromatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động và chứa hai phân tử ADN giống nhau tạo ra hai bộ thông tin di truyền hoàn chỉnh để truyền lại cho hai tế bào con sẽ được tạo ra qua nguyên phân. Hoạt động này có ở pha nào, kỳ nào của quá trình phân bào?

A. Pha G1 kỳ trung gian B. Kì đầu quá trình nguyên phân

C. Pha S kỳ trung gian D. Kì sau quá trình nguyên phân

Câu 3. Quan sát các hình sau, hình nào mô tả đúng đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao)

A. Hình 2 B. Hình 1 C. Hình 3 D. Hình 4

Câu 4. Nguyên phân có vai trò gì?

  1. Là phương thức sinh sản của tế bào và ở những sinh vật đơn bào nhân thực.
  2. Giúp cơ thể đa bào sinh trưởng (lớn lên).
  3. Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng.
  4. Giúp cho sự sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể.
  5. Tạo điều kiện cho sự thay thế các tế bào, tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Số phương án đúng là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 5. Cho các sự kiện sau:

  1. Sự tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể kép tương đồng.
  2. Diễn ra sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng về hai cực tế bào.
  3. Các nhiễm sắc thể kép tập trung xếp song song ở giữa thoi phân bào.
  4. Hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) kép nhưng khác nhau về nguồn gốc.

Trình tự những diễn biến cơ bản ở giảm phân I là

A. 1-2-3-4 B. 1-3-2-4 C. 2-1-3-4 D. 2-3-1-4

Câu 6. Ở một loài động vật, 2n = 32, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân, số nhiễm sắc thể kép, số cặp nhiễm sắc thể tương đồng (không tính đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), số nhiễm sắc thể đơn ở kì sau 1 lần lượt là

A. 32, 16, 0 B. 32, 15, 64 C. 32, 15, 0 D. 32, 16, 64.

Câu 7. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ như NO2-, H2, H2S, Fe2+...được xếp vào kiểu dinh dưỡng nào sau đây?

A. Hóa dưỡng B. Quang dưỡng C. Tự dưỡng D. Dị dưỡng

Câu 8. Cho phản ứng sau:

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao)

Sản phẩm (X) trên là gì?

A. 2CH3CHOHCOOH B. 2C2H5OH C. C2H2 D. H2O2

Câu 9. Vì sao Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng?

  1. Vì Vang là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hóa nếu uống ít.
  2. Vì Vang cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch quả
  3. Vì Vang cung cấp nhiều vitamin đã được nấm men hình thành trong quá trình lên men.
  4. Vì Vang có pH thấp nên vi sinh vật gây hại không phát triển được.

Số phương án đúng là

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 10. Cho các bệnh truyền nhiễm sau:

1. Bệnh cúm 2. Bệnh lao 3. Bệnh AIDS 4. Bệnh thủy đậu 5. Sởi

6. Tay chân miệng 7. Đầu nhỏ 8. Mắt đỏ 9. Bệnh dại 10. Viêm gan B.

Cách bệnh truyền nhiễm nào do virus gây ra?

Số phương án đúng là

A. 10 B. 9 C. 8 D. 7

Câu 11. Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh AIDS được phát hiện vào năm nào?

A. 1981 B. 1980 C. 1991 D. 1890.

Câu 12. Virus có cấu tạo:

A. Có vỏ protein, ARN và có thể có vỏ ngoài B. Có vỏ protein và ARN

C. Có vỏ protein, axit nucleic, có thể có vỏ ngoài D. Có vỏ protein và ADN

Câu 13. Cho các virus gây bệnh sau:

1. Virus khảm thuốc lá 2. Virus khảm dưa chuột 3. Virus gây vàng lùn ở lúa

4. Virus Adeno 5. Phagơ T2 6. Virus HIV

Các virus mang axit nucleic là ARN là

A. 1,2,3,4 B. 1,2,3,5 C. 1,2,3,6 D. 1,3,4,5

Cho đoạn thông tin sau:

Một số vi khuẩn phân giải chất hữu cơ từ xác thực vật và vận chuyển ion H+ và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO42- (được gọi là hô hấp sunphat).

H2S là một khí độc, mùi trứng ung, có ái lực cao với nhiều kim loại. Do đó H2S có thể kết hợp với Fe trong chuỗi hô hấp của người tạo thành FeS. May thay, ta ít bị đầu độc bởi H2S, một phần vì mới thoáng ngửi thấy "mùi trứng ung" ai cũng vội bịt mũi chạy, phần khác vì trong tự nhiên sắt phổ biến trong đất và nước. Vì vậy, dễ hiểu rằng bùn của các ao, hồ thậm chí nước của một số sông (Tô Lịch, Kim Ngưu), biển (Hắc Hải) đều có màu đen. Đó chính là màu của FeS kết tủa.

Cũng nhờ các vi khuẩn hô hấp sunphat mà con người được giải độc khỏi nhiều kim loại nặng vì các sunphua kim loại (như HgS, PbS, ZnS...) đều không tan trong nước và kết lắng xuống bùn.

(Theo mục "Em có biết" trang 115 sgk Sinh 10 nâng cao)

Dựa vào các thông tin đoạn văn trên, trả lời các câu hỏi 14, 15

Câu 14. Các vi khuẩn hô hấp sunphat thuộc kiểu hô hấp và dinh dưỡng nào sau đây?

A. Hô hấp hiếu khí, quang tự dưỡng. B. Hô hấp kị khí, hóa dị dưỡng

C. Lên men, quang dị dưỡng. D. Vi hiếu khí, hóa dị dưỡng.

Câu 15. Quá trình hô hấp của các vi khuẩn sunphat diễn ra ở đâu?

A. Màng sinh chất. B. Tế bào chất. C. Màng trong ty thể. D. Các mào.

Câu 16. Quá trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm tạo ra số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu?

A. 5 B. 4 C. 6 D. 3

Câu 17. Quá trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm tạo ra số tế bào mới ở thế hệ tế bào cuối cùng với 128 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tế bào mới được tạo thành sau đợt phân bào tiếp theo đều trở thành tế bào sinh trứng. Khi các tế bào sinh trứng giảm phân thì lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào tạo ra bao nhiêu NST đơn?

A. 128 B. 320 C. 416 D. 256

Câu 18. Ở một loài động vật (2n = 78). Trong điều kiện giảm phân bình thường, có 116 tế bào sinh trứng tham gia tạo trứng. Nếu hiệu suất thụ tinh là 25% thì tạo được bao nhiêu hợp tử?

A. 29 B. 32 C. 48 D. 64

Câu 19. Một quần thể vi sinh vật có số tế bào là 1280, biết rằng số tế bào ban đầu của quần thể là 20, quần thể vi sinh vật đó đã phân chia mấy lần?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 20. Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?

A. 2 giờ B. 1 giờ 15 phút C. 45 phút D. 1 giờ 30 phút

II Phần tự luận (4 câu, 5 điểm)

Câu 1. Quan sát hình bên, hãy cho biết đó là kỳ nào của quá trình phân bào nào? Hãy mô tả diễn biến cơ bản của kỳ đó? (1,0 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao)

Câu 2. Hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? (1,5 điểm)

Câu 3. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật như thế nào? Nêu đặc điểm các nhóm vi sinh vật được chia dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích? (1,5 điểm)

Câu 4. Hãy mô tả cấu trúc một virus trần bằng hình vẽ? (1,0 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 (nâng cao)

I. TỰ LUẬN

Đáp án mã đề 101

1A

2C

3D

4D

5B

6C

7A

8B

9D

`10B

11A

12C

13C

14B

15A

16C

17D

18A

19D

20B

II. TỰ LUẬN

Câu 2 ( ĐỀ 1, 3) Hãy cho biết thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? (1,5 điểm)

Đáp án

  • Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.
  • Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.
  • Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh.

Câu 2 (ĐỀ 2, 4) Interferon là gì? Nêu tính chất và vai trò của interferon? (đề 2) (1,5 điểm)

Đáp án:

  • Interferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virus, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Tính chất interferon: có bản chất là các protein, khối lượng phân tử lớn, bền với nhiều loại enzim (trừ proteaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao (560C).
  • Vai trò interferon: có tác dụng không đặc hiệu với virus (có thể kìm hãm sự nhân lên của bất kì virus nào);có tính đặc hiệu loài, nó có thể bảo vệ tế bào sinh ra nó và các tế bào lân cận khỏi sự nhân lên của virus nhờ cơ chế enzim trong một thời gian ngắn chứ không thể bảo vệ tế bào của loài khác.

Câu 3 (ĐỀ 1, 3) Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật như thế nào? Nêu đặc điểm các nhóm vi sinh vật được chia dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích? (2,5 điểm)

Đáp án:

  • Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phản ứng hóa học, sinh hóa học trong tế bào.
  • Đặc điểm:
    • Vsv ưa lạnh thường sống ở các vùng Nam Cực, Bắc cực, các đại dương, sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 150C. Các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp. Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì ở trạng thái bán lỏng, nếu nhiệt độ trên 200C màng sinh chất bị vở.
    • Vsv ưa ấm sống trong đất, nước, cơ thể người và gia súc, vsv gây hư hỏng đồ ăn, thức uống, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 20-400C.
    • Vsv ưa nhiệt thường sống ở các đống phân ủ, đống cỏ khô tự đốt nóng và các suối nước nóng. Sinh trưởng tối ưu ở 55-650C, hoạt động của các enzim và riboxom của chúng thích ứng ở nhiệt độ cao. Đa số là vi khuẩn, nấm, tảo.
    • Vsv ưa siêu nhiệt thường ở vùng nóng bỏng của biển hoặc đáy biển, nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 1100C.

Câu 3 (ĐỀ 2, 4) Độ pH ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển vi sinh vật như thế nào? Nêu đặc điểm các nhóm vi sinh vật được chia dựa trên phạm vi nhiệt độ ưa thích? (2,0 điểm) (đề 2)

Đáp án:

  • Độ pH ảnh hưởng tới tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP...
  • Vsv ưa trung tính: sinh trưởng tốt ở pH 6-8, ngừng sinh trưởng ở pH dưới 4 và trên 9 vì các ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào, đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh.
  • Vsv ưa axit: pH 4-6, các ion H+ làm bền màng sinh chất của chúng nhưng không tích lũy bên trong tế bào, do đó pH nội bào vẫn duy trì gần trung tính. Số ít vi khuẩn và đa số nấm ưa axit, 1 số vi khuẩn ở đất mỏ (pH 2-3), suối nóng axit (pH 1-3).
  • Vsv ưa kiềm sinh trưởng ở pH lớn hơn 9, đôi khi 11, có ở các hồ và đất kiềm, chúng duy trì pH nội bào gần trung tính nhờ khả năng tích lũy các ion H+ từ bên ngoài.
Đánh giá bài viết
7 7.727
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh Học Kết nối

Xem thêm