Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hạ Hòa, Phú Thọ được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn nhằm ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Đề thi môn Địa lý có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Đỗ Động, Thanh Oai năm 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 trường THCS Thanh Thùy, Thanh Oai năm 2015 - 2016
PHÒNG GD & ĐT HẠ HÒA ĐỀ THI CHINH THỨC | KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2015 – 2016 Môn: ĐỊA LÝ Ngày thi: 4 tháng 12 năm 2015 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 1 trang) |
Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:
Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?
Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?
Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?
Câu 3 (5 điểm)
a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?
c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Câu 5 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau
Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2005 | 2010 |
Dân số (nghìn người) | 66.016,7 | 71.995,5 | 77.630,9 | 82.392,1 | 86.932,5 |
Sản lượng lương thực có hạt (Nghìn tấn) | 19.897,7 | 26.142,5 | 34.538,9 | 39.621,6 | 44.632,5 |
a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010
c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
Câu 1 (4,0đ)
* Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia. Các cửa khẩu?
Dựa át lát bản đồ ....... Trang....(thiếu -0,25 điểm) (3,0đ)
Nước | Trung Quốc | Lào | Campuchia |
Hướng | Bắc | Tây | Tây Nam |
Các tỉnh biên giới | Điện Biên Lai Châu Lào Cai Hà Giang Cao Bằng Lạng Sơn Quảng Ninh | Điện Biên Sơn La Thanh Hóa Nghệ An Hà Tình Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế Quảng Nam Kom Tum | Kom Tum Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông Bình Phước Tây Ninh Long An Đồng Tháp An Giang Kiên Giang |
Các cửa khẩu dọc biên giới | - Lào Cai (Lào Cai) - Thanh Thủy (Hà Giang - Trà Lĩnh, Tà Lùng (Cao Bằng) - Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Móng Cái (Quảng Ninh) | - Tây Trang (Điện Biên) - Sơn La (Sơn La) - Nà Mèo (Thanh Hóa) - Nậm Cắn (Nghệ An) - Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Cha Lo (Quảng Bình) - Lao Bảo (Q Trị) - Nậm Giang (Quảng Nam) - Bờ y (Kom Tum) | - Lệ Thanh (Gia Lai) - Hoa Lư (B Phước) - Xa mát , Mộc Bài (Tây Ninh) - Đồng Tháp (Đồng Tháp) - An Giang (An Giang) - Hà Tiên (Kiên Giang) |
(Hs kể tên các tỉnh theo ND át lát địa lý( Mỗi nước kể ít nhất 5 cửa khẩu)HS có cách trình bày khác nếu đúng vẫn cho điểm)
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
* Đồi núi:
Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. (0,5đ)
- Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.
- Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%
Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ (0,25đ)
* Đồng bằng:
Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung (0,25đ)
Câu 2: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam bản đồ dân cư trang...
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:
Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: (0,25đ)
- Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2
- Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2
Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: (0,25đ)
Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2
* Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:
- ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2 (0,25đ)
- ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2. (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:
- Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 (0,25đ)
- Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2 (0,25đ)
* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2 (0,25đ)
Nguyên nhân: (0,25đ)
- Điều kiện tự nhiên
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
- Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng
Câu 3 (5 điểm)
a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (0,5đ)
- Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương (0,5đ)
- Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (0,5đ)
b, Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
* Thuận lợi
Điều kiện tự nhiên
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km (0,25đ)
- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang. (0,25đ)
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ)
- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ)
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ)
- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)
Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,25đ)
- Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)
- Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)
- Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản (0,25đ)
* Khó khăn
- Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào (0,25đ)
- Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới (0,25đ)
- Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu (0,25đ)
- Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm (0,25đ)
Câu 4 (5 điểm)
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm
- Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)
- Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (0,25đ)
- Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương (0,25đ)
- Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)
b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
- Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)
- Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản (0,25đ)
- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt (0,25đ)
- Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động... (0,5đ)
- Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư (0,5đ)
- Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê. (0,25đ)
* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:
- Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ. (0,5đ)
- Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa (0,5đ)
c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng (0,5đ)
* Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. (0,25đ)
Câu 5 (4 điểm)
a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên (0,5đ)
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2005 | 2010 |
SLTT có hạt bình quân theo đầu người (kg/người) | 301,4 | 363,1 | 444,9 | 480,9 | 513,4 |
b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010
Xử lý bảng số liệu: (Lấy năm 1990 là 100)
Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 (%) (1,0đ)
Năm | 1990 | 1995 | 2000 | 2005 | 2010 |
Dân số | 100 | 109,1 | 117,6 | 124,8 | 131,7 |
Sản lượng lương thực có hạt | 100 | 131,4 | 173,6 | 199,1 | 224,3 |
SLTT có hạt bình quân theo đầu người (kg/người) | 100 | 120,5 | 147,6 | 159,6 | 170,3 |
Vẽ biểu đồ (1,25đ)
Yêu cầu:
- Vẽ biểu đồ đường
- Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ.
- Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi đường.
- Trục tung: ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung.
- Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ "năm" ở cuối trục.
Trừ điểm:
- Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm.
- Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí.
c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét
Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.
- Dân số tăng gấp 1,23 lần (tăng 31,7 %) (0,25đ)
- Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần ( tăng 124,3 %) (0,25đ)
- Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá nhanh 1,70 lần (tăng 70,3 %) (0,25đ)
Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực còn chậm vì nếu tăng 1% dân số sản lượng lương thực phải tăng 4%. Để đảm bảo an ninh lương thực phải đẩy mạnh sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số. (0,25đ)