Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2014 - 2015
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 9
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 9 thành phố Thanh Hóa năm học 2014 - 2015 có đáp án đi kèm giúp các em ôn tập hiệu quả. Không chỉ là tài liệu tham khảo để thi Học sinh giỏi thành phố môn Sử, đề thi cũng giúp các em củng cố lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho các bài thi, bài kiểm tra môn Sử cuối cấp, ôn thi vào lớp 10 trường chuyên.
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng A
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 Sở GD&ĐT Nghệ An năm học 2015 - 2016 bảng B
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA Đề chính thức Đề thi gồm có: 01 trang | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ DỰ THI CẤP TỈNH CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 9NĂM HỌC: 2014 – 2015 Môn: Lịch Sử - Lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 06 tháng 01 năm 2015 |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 1 (4,0 điểm)
Trong những năm 1945, 1949, 1959, 1960 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giành độc lập. Em hãy trình bày những thắng lợi đó và ý nghĩa của nó.
Bài 2 (6,0 điểm)
“Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9.tr33). Em hãy:
a. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
b. Chứng minh sự giàu mạnh của nước Mĩ (1945-1950) bằng số liệu cụ thể.
c. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Cho biết những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.
B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài 3 (4,0 điểm)
Chương trình khai thác của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Hậu quả của nó?
Bài 4 (4,0 điểm)
Trình bày phong trào công nhân Việt Nam những năm 1919 – 1925. Cuộc bãi công Ba Son (8/1925) có điểm gì mới?
C. PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Bài 5 (2,0 điểm)
Nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch Sử lớp 9
Bài 1 (4,0 điểm)
a. Thắng lợi trong năm 1945:
- Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17 – 8 – 1945) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tháng 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 – 10 – 1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền. (0,75 điểm)
- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. (0,25 điểm)
b. Thắng lợi trong năm 1949:
- Ngày 1 – 10 – 1949, chủ tịch Mao Trach Đông tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa: Thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch… và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền… (0,5 điểm)
c. Thắng lợi trong năm 1959:
- Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cu ba đã giành được thắng lợi. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa: Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu ba của Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới……(0,5 điểm)
d. Thắng lợi trong năm 1960:
- Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập vàđược lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa: góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cũng như trên thế giới. (0,5 điểm)
Bài 2: (6,0 điểm)
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. (0,5 điểm)
- Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0,5 điểm)
- Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học-kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. (0,5 điểm)
b. Chứng minh cho sự giàu mạnh của nước Mĩ.
- Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948) (0,5 điểm)
- Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0,5 điểm)
- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất. (0,25 điểm)
- Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (0,25 điểm)
c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
- Sau cttg2, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” … (0,5 điểm)
- Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôì kéo, khống chế các nước nhận viện trợ……(0,5 điểm)
- Từ 1991, khi trật tự 2 cực bị phá vỡ, dựa vào sự vượt trội về các mặt kinh tế, khkt, quân sự, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.(0,5 điểm)
- Thành công và thất bạì của Mĩ khi thực hiện chính sách đối ngoạì từ 1945 đến nay: trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã gặp nhiều thất bạì nặng nề như can thiệp vào TQ (1945-1946), Cuba (1959-1960), nhất là thất bạì trong chiến tranh xâm lược VN (1954-1975). (0,5 điểm)
- Trong việc xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm hoàn toàn chi phối và khống chế thế giới, Mĩ cũng gặp khó khăn, đó là sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. (0,5 điểm)
Tuy nhiên, Mĩ cũng đã thực hiện được 1 số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ XHCN ở LX và Đông Âu. (0,5 điểm)
Bài 3: (4,0 điểm)
Chương trình khai thác của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Nguyên nhân: Thắng trận nhưng kinh tế kiêt quệ…….. (0,25 điểm)
- Tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai mỏ…… (0,5 điểm)
- Mở thêm một số cơ sở công nghiệp: nhà máy sợi Hải Phòng…… (0,5 điểm)
- Thương nghiệp phát triển hơn trước nhưng bị tư bản Pháp độc quyền…… (0,5 điểm)
- Giao thông vận tải được đầu tư để phát triển thêm….. (0,5 điểm)
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế… (0,5 điểm)
- Hậu quả:
- Nền kinh tế VN có biến đổi nhưng vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc….. (0,5 điểm)
- Các thủ đoạn bóc bóc lột vơ vét được tăng cường với hàng trăm thứ thuế làm cho đời sống nhân dân ta cơ cực. (0,5 điểm)
- Chương trình khai thác cùng với các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc. (0,25 điểm)
Bài 4. (4,0 điểm)
- Phong trào công nhân Việt Nam trong thời kì 1919 – 1925
- Sau CTTG1, phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là sự thành công của CMT10 Nga đã cổ vũ động viên công nhân Việt Nam đứng dậy đấu tranh (0,5 điểm)
- Năm 1920 công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng đứng đầu…(0,5 điểm)
- Năm 1922 công nhân viên chức Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày Chủ nhật có lương. (0,5 điểm)
- Năm 1924, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương … (0,5 điểm)
- Tháng 8/1925 thợ máy xưởng Ba Son - Sài Gòn bãi công với mục đích ngăn chặn tàu chiến Pháp chở lính đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. (0,5 điểm)
- Nhận xét: PTCN ở giai đoạn này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng đã tạo cơ sở cho các tổ chức và phong trào chính trị cao hơn về sau. (0,5 điểm)
- Điểm mới của cuộc bãi công Ba Son (8/1925)
- Cuộc bãi công có tổ chức và có mục đích chính trị rõ ràng. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã bước đầu ý thức được tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản. (0,5 điểm)
- Đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. (0,5 điểm)
Bài 5: (2,0 điểm)
- Khởi nghĩa Lam Sơn: (1,0 điểm)
- Nổ ra vào năm 1418, tại Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa……
- Kéo dài trong 10 năm, từ 1418 đến 1427…..
- Lật đổ ách đô hộ của nhà Minh, giành lại độc lập cho đất nước…..
- Lê Lợi: (1,0 điểm)
- Quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa.
- Ông là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn….
- Ông đã lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của nhà Minh…..
- Lập ra nhà Hậu Lê……