Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế có đáp án là đề thi thử đại học năm 2015 môn Địa được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Đề thi đi kèm đáp án giúp các bạn thí sinh luyện đề hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử lần 3 năm 2015 trường THPT Hai Bà Trưng, Thừa Thiên Huế

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
THI THỬ KỲ THI THPT NĂM HỌC 2014-2015
Lần thứ ba - Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh: ........................................................ Số báo danh: ..........

CÂU I (2,0 điểm):

  1. Trình bày hoạt động và hậu quả của bão nước ta. Cho biết nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Bắc, Nam và mưa vào tháng IX ở miền Trung.
  2. Nguồn lao động của nước ta có những thuận lợi như thế nào đối với việc phát triển kinh tế ?

CÂU II (3,0 điểm):

  1. Phân tích những chuyển biến tích cực của hoạt động ngoại thương nước ta trong những năm qua. Tại sao trong những năm qua nước ta luôn nhập siêu?
  2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

CÂU III (2,0 điểm): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của chúng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tại sao Hà Nội lại là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?

CÂU IV (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010

Năm

Loại cây

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

7 666

7 329

7 422

7 489

Cây công nghiệp hàng năm

778

862

806

798

Cây công nghiệp lâu năm

1 451

1634

1 886

2011

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)

  1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng của nước ta trong giai đoạn 2000-2010.
  2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích một số loại cây trồng từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.

(Thí sinh được phép mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

CÂU I (2,0 điểm):

1. Trình bày hoạt động và hậu quả của bão nước ta. Cho biết nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa vào mùa hạ cho cả hai miền
Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở miền Trung. (1,0đ)

a/ Hoạt động và hậu quả của bão (0,75đ)

  • Trên cả nước, nhìn chung mùa bão kéo dài từ tháng XI (tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó là tháng VIII) và chậm dần từ bắc vào Nam.
  • Mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.
  • Hậu quả: bão gây mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng,... gây ra những tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống.

b/ Nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở miền Trung: Chủ yếu do hoạt
động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. (0,25đ)

2. Nguồn lao động của nước ta có những thuận lợi như thế nào đối với việc phát triển kinh tế? (1,0đ)

  • Nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng), mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.
  • Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Chất lượng lao động ngày càng cao (dẫn chứng)

(nêu đủ ý không có dẫn chứng 0,75 đ)

CÂU II (3,0 điểm):

1. Phân tích những chuyển biến tích cực của hoạt động ngoại thương nước ta trong những năm qua. Tại sao trong những
năm qua nước ta luôn nhập siêu? (2,0đ)

a/ Những chuyển biến tích cực của hoạt động ngoại thương

  • Toàn ngành: (0,5đ)
    • Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO...
    • Cán cân xuất- nhập khẩu tiến tới cân bằng, năm 1992 nước talần đầu tiên xuất siêu; sau đó tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác thời kì trước Đổi mới.
  • Xuất khẩu: (0,5đ)
    • Kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng lên (dẫn chứng)
    • Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng (phân tích).
    • Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là: Hoa kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
  • Nhập khẩu: (0,5đ)
    • Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng( dẫn chứng)
    • Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta có sự thay đổi khác trước (phân tích)
    • Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.

b/ Trong những năm qua nước ta luôn nhập siêu vì: (0,5đ)

  • Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nước ta phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, tư liệu sản xuất nên giá thành cao, trong khi các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng thô, hàng nông, lâm thủy sản có giá trị thấp.
  • Đời sống của dân cư ngày càng nâng cao , đòi hỏi nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng có chất lượng cao mà trong nước chưa đáp ứng được.

2. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. (1,0đ)

  • Nguồn lợi sinh vật biển phong phú với các bãi cá tôm; nhiều diện tích mặt nước thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Nhiều bãi biển nổi tiếng và các đảo , quần đảo tạo điều kiện cho phát triển du lịch biển (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Đường bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng được các cảng nước sâu phục vụ ngành giao thông vận tải biển (dẫn chứng) (0,25đ)
  • Khoáng sản đa dạng (muối, cát, titan, dầu khí..) để phát triển các ngành công nghiệp. (0,25đ)

CÂU III (2,0 điểm)

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của chúng ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Tại sao Hà Nội lại là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng? (2,0đ)

  • Vùng Đb sông Hồng có 7 trung tâm công nghiệp (Atlat, trang 26):
    • Hà Nội (trên 120 nghìn tỉ đồng, năm 2007)
    • Hải Phòng (từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).
    • Bắc Ninh, Phúc Yên, Nam Định (dưới 9 nghìn tỉ đồng/ trung tâm).
  • Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng vì:
    • Vai trò thủ đô, trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Hà Nội còn là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long).
    • Thuận lợi về kinh tế - Xã hội (dân cư lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, thị trường, chính sách, thu hút đầu tư..)
    • Thuận lợi về tự nhiên (dẫn chứng)

CÂU IV (3,0 điểm):

1. Vẽ biểu đồ (2,0đ)

a/ Xử lí số liệu

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010

(ĐƠN VI: %)

Năm

Loại cây

2000

2005

2008

2010

Cây lúa

100

95,6

96,8

97,7

Cây công nghiệp hàng năm

100

110,8

103,6

102,6

Cây công nghiệp lâu năm

100

112,6

130,0

138,6

b/ Vẽ biểu đồ đường:

  • Yêu cầu:
    • Vẽ chính xác.
    • Đảm bảo khoảng cách năm
    • Có chú giải và tên biểu đồ.

2. Nhận xét và giải thích. (1,0đ)

a) Nhận xét

  • Diện tích các loại cây trồng có sự tăng trưởng khác nhau: diện tích cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng nhanh, diện tích lúa giảm ở giai đoạn 2000-2005, sau đó tăng nhanh nhưng không nhiều; diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và thất thường. (0,5đ)

b) Giải thích

  • Diện tích cây công nghiệp tăng nhanh là do còn nhiều tiềm năng để mở rộng, do nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu, do mở rộng các vùng chuyên canh,.. Diện tích lúa giảm do một phần đất canh tác bị chuyển đổi mục đích sử dụng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhưng thất thường, chủ yếu do phụ thuộc vào thị trường. (0,5đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm