Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 tỉnh Quảng Nam được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Sinh hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề 157

Câu 1. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ởđời cá thể con nhờcơ chế

A. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. B. phiên mã và dịch mã.

C. nhân đôi ADN và dịch mã. D. nhân đôi ADN và phiên mã.

Câu 2. Cho các bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người:

1. bạch tạng. 4. hồng cầu lưỡi liềm. 7. hội chứng 3X

2. máu khó đông. 5. pheninkêtô niệu. 8. hội chứng Đao.

3. mù màu. 6. hội chứng tớcnơ. 9. tật có túm lông ở vành tai.

Có bao nhiêu bệnh tật, hội chứng di truyền ở người do đột biến gen?

A. 7 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Gai của hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

B. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

C. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.

D. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

Câu 4. Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật?

1. Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống.

2. Tạo được nhiều biến dị tổ hợp.

3. Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

4. Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 3, 4 D. 2, 3, 4

Câu 5. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu. D. ổ sinh thái.

Câu 6. Tần số tương đối của một alen trong quần thể tại một thời điểm xác định được tính bằng

A. tỉ lệ giữa số kiểu gen được xét trên tổng số gen trong quần thể.

B. tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen của 1 cá thể.

D. tỉ lệ giữa số alen được xét trên tổng số alen trong quần thể.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học hình thành sự sống trên trái đất?

A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.

B. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axitamin, nuclêôtic.

C. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thưở đó mà rơi xuống biển.

D. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.

Câu 8. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tựnhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường

D. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

Câu 9. (1) gen. (2) mARN. (3) axit amin. (4) tARN. (5) ribôxôm. (6) enzim.

Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là

A. 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 10. Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau có nhiều đặc điểm hợp lý hơn các loài xuất hiện trước vì

A. vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn.

B. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

C. các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn.

D. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.

Câu 11. Bản chất của quy luật phân ly là

A. sự phân ly của cặp alen trong giảm phân.

B. F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.

C. tính trạng trội át chế tính trạng lặn.

D. F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình 3 trội: 1 lặn.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối?

A. Quần thể bị phân thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của cá thể thuần chủng tự thụ.

C. Số cá thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm.

D. Quần thể thể hiện tính đa hình.

Câu 13. Quan sát tế bào sinh dưỡng của một người bị bệnh thấy có nhiễm sắc thể thứ 21 ngắn hơn nhiễm sắc thể 21 của người bình thường. Người đó có thể bị

A. hội chứng Patau. B. hội chứng Đao.

C. ung thư máu. D. bệnh bạch tạng.

Câu 14. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường .

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hoá của loài.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

Câu 15. Khi nói về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các gen nằm trong tế bào chất thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào

B. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường phân ly đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.

C. Các alen thuộc các locut khác nhau trên một nhiễm sắc thể phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong qúa trình giảm phân hình thành giao tử.

D. Các alen lặn nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đáp án mã đề 157

Đánh giá bài viết
1 659
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm