Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 trường THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh

Trang 1/6 - Mã đề thi 103
SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
( Đề thi có 6 trang)
Mã đề thi 103
Họ, tên thí sinh:.....................................................SBD: .............................
Câu 1: Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 300 cây kiểu gen Aa 300 cây kiểu
gen aa. Tần số alen A trong quần thể này là
A. 0,4. B. 0,5. C. 0,7. D. 0,55.
Câu 2: Trong các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nucleotit nào sau đây?
A. Timin(T). B. Xitozin(X). C. Guanin(G). D. Uraxin(U).
Câu 3: Khi nói về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H
+
và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng
thời giải phóng O
2
vào khí quyển.
B. Pha sáng là pha khử nước để sử dụng H
+
và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng
thời giải phóng O
2
vào khí quyển.
C. Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H
+
, CO
2
và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH,
đồng thời giải phóng O
2
vào khí quyển.
D. Pha sáng là pha ôxi hóa nước để sử dụng H
+
và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng
thời giải phóng O
2
vào khí quyển.
Câu 4: Trao đổi nước ở thực vật C
3
khác với thực vật C
4
như thế nào?
A. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.
B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.
C. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.
D. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
Câu 5: Axit amin xistêin đưc mã hóa bi hai b ba trên mARN là 5
UGU3
và 5
UGX3
. dụ này thể
hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu. C. Tính liên tục. D. Tính thoái hóa.
Câu 6: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở cừu ?
A. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong.
C. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong.
Câu 7: Trong các phát biểu sau:
(1) Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(2) Một tế bào sinh trứng kiểu gen
Dd
aB
AB
giảm phân bình thường thể tạo ra tối đa 1 loại giao
tử.
(3) Cơ thể có kiểu gen
aBd
AbD
giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(4) Hai tế bào sinh trứng kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường thể tạo ra tối đa 2 loại giao
tử.
có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 8: Alen B có 2100 liên kết hiđrô, số nuclêôtit loại A ít hơn loại G là 200 nuclêôtit. Alen B bị đột biến
thành alen b có chiều dài 272nm và có 2101 liên kết hiđrô. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?
(1) Alen đột biến b dài hơn alen B
(2) Là loại đột biến thay thế cặp G X bằng cặp A T.
(3) Số nuclêôtit loại X của gen đột biến b là 500.
(4) Tỉ lệ A/G của gen B là 5/3.
A. 0. B. 2. C. 1. D. 3.
Trang 2/6 - Mã đề thi 103
Câu 9: Một phân tử mARN thành thục của sinh vật nhân thực số lượng nuclêôtit 1500. Khi phân tử
này tiến hành dịch mã tạo thành 2 chuỗi prôtêin thì số phân tử tARN được điều đến để dịch mã là
A. 1000. B. 996. C. 998. D. 990.
Câu 10: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể
không có sự cạnh tranh gay gắt.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể
không có sự cạnh tranh gay gắt.
Câu 11: Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội trội hoàn toàn. Tiến hành phép
lai P:
AB
ab
Dd ×
AB
ab
Dd, thu được F
1
có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không
xảy ra đột biến, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo
lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F
1
?
I. Có 30 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 38,75%.
III. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 14,75%.
IV. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 6,5%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình
tiến hóa.
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.
D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không góp phần hình thành loài mới.
Câu 13: Hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép
tương đồng xẩy ra ở kì đầu của giảm phân I sẽ tạo ra giao tử mang đột biết cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn tương hỗ.
C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. lặp đoạn.
Câu 14: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong quần xã sinh vật, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
D. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
Câu 15: Khi nói về hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể.
B. Hệ tuần hoàn hở có ở mực ống,bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
C. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 16: Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật nhân sơ, trong các phát biểu sau:
(1) vi khuẩn, tất cả các phân tử ADN đều có dạng mạch vòng kép và phân tử ADN vùng nhân chứa
nhiều gen hơn phân tử ADN plasmit.
(2) Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau khi phiên phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau
thành mARN trưởng thành rồi mới thực hiện chức năng.
(3) Ở vi khuẩn, quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(4) Gen đột biến ở vi khuẩn thường biểu hiện ngay ra kiểu hình.
có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Trang 3/6 - Mã đề thi 103
Câu 17: Khi nói về vai trò của nitơ đối với thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
B. Thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, coezim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
Câu 18: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen
theo một hướng xác định.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó
làm biến đổi tần số alen của quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót của cá thể.
Câu 19: một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả
màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các
gen trội trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa cây thân cao, quả đỏ, tròn với cây thân thấp, quả vàng, dài
thu được F
1
gồm
81 cây thân cao, quả ng, tròn: 80 cây thân cao, quả đỏ, tròn: 79 cây thân thấp, quả
vàng, dài: 81 cây thân thấp, quả đỏ, dài. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, đồ lai nào dưới
đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
A.
Bb ×
ad
ad
bb B.
aD
Ad
Bb ×
ad
ad
bb C. Aa
bd
BD
× aa
bd
bd
D.
ab
AB
Dd ×
ab
ab
dd
Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng nitơ, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1). Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH
3
trong cây cũng tăng.
(2). Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH
3
trong cây giảm.
(3). Việc tăng giảm của quá trình hô hấp và lượng NH
3
trong cây không liên quan đến nhau.
(4) Cường độ hô hấp tăng thì lượng axit amin trong cây tăng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực
vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
Câu 22: Trong các quá trình sau đây ở tế bào nhân thực
(1) Nhân đôi ADN (2) Phiên mã tổng hợp mARN (3) Phiên mã tổng hợp tARN
(4) Dịch mã tổng hợp prôtêin histôn (5) Hoạt hóa axit amin
có bao nhiêu quá trình chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 23: một loài thực vật, 3 cặp gen (A, a; B, b D, d) nằm trên các cặp NST khác nhau, tác động
qua lại để cùng quy định màu sắc hạt. Nếu trong kiểu gen có đồng thời cả 3 loại gen trội A, B và D thì hạt
màu đỏ; nếu trong kiểu gen hai loại gen trội A và B thì cho hạt màu vàng, các kiểu gen còn lại đều
cho màu trắng. Cho phép lai (P) AaBbDd x AaBbDd tạo ra đời F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1
A. 38,12%. B. 43,75%. C. 77, 5%. D. 62,5%.
Câu 24: Khi nói về hoạt động của hệ mạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
B. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
C. Khi cơ thể mất máu thì huyết áp tăng.
D. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và
chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 25: Khi nói về thành phần hữu sinh của Hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành
các chất vô cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 trường THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh, tài liệu chắc chắn sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo.

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2018 trường THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh họcVnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Sinh học

    Xem thêm