Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1) có đáp án đi kèm, đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án đi kèm, hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Văn hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD - ĐT Hà Nội

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.

- Con cố. Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:

- Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!

Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?

Trời vẫn nắng, vẫn râm...

Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng nhanh lên.

(Theo vinhvien.edu.vn)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2.

"Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra"

Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp đó?

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) về bài học mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên?

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

19.5.1970

Được thư Mẹ... Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Câu 5. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 6. "Lí tưởng" mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến trong đoạn văn trên là gì?

Câu 7. Đọc đoạn nhật kí trên, điều gì khiến anh/chị xúc động nhất?

Câu 8. Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?

(Trình bày trong khoảng 6 - 8 dòng)

Phần II – Làm văn (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

"Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau".

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2. (4 điểm)

Vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức biểu cảm

  • Điểm 0,25: Trả lời đúng
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2 (0,5 điểm)

* Xác định biện pháp tu từ: Biện pháp nói quá/cường điệu

* Hiệu quả nghệ thuật: nắng vỡ đầu ra làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt.

  • Điểm 0,5: Trả lời đúng, đủ cả hai phương án trên.
  • Điểm 0,25: Đúng một trong hai phương án trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3 (0,25 điểm)

Nội dung chính của văn bản: Con nhớ, chiêm nghiệm về những lời khuyên dặn của mẹ cần cố gắng vượt lên những khó khăn, thử thách và nắm lấy những cơ hội, thuận lợi khi đến với ta trong cuộc sống.

  • Điểm 0,25: Đúng các ý trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 4 (0,5 điểm)

Bài rút ra: Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, đồng thời phai biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

  • Điểm 0,5: Đáp ứng được các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Đúng một trong hai ý trên
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 5 (0,25 điểm)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 6 (0,25 điểm)

Lí tưởng mà liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhắc đến là lí tưởng hi sinh tuổi xuân lên đường chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

  • Điểm 0,25: Nêu đúng ý trên.
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc còn chung chung, mơ hồ; không có câu trả lời.

Câu 7 (0,5 điểm)

Học sinh phát biểu cảm xúc có thể là về nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ Hà Nội, nhớ miền Bắc dồn nén, cảm xúc về Hà Nội của một cô gái trẻ.

  • Điểm 0,5: Nêu đúng yêu cầu trên, viết có cảm xúc
  • Điểm 0,25: Có ý nhưng sơ sài...
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 8 (0,5 điểm)

Các ý chính:

* Họ đã hi sinh tuổi xanh, đời trẻ vì lí tưởng độc lập và thống nhất dân tộc.

* Thế hệ sau nể phục và biết ơn với các thế hệ đã quên mình hi sinh để có Tổ quốc, cuộc đời hôm nay.

  • Điểm 0,5: Đáp ứng được các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Đáp ứng được nửa yêu cầu trên
  • Điểm 0: Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo slập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
  • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiệnđược đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
  • Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

  • Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:

*Giải thích ý kiến:

  • Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác của con người.
  • Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: Người lao động dù là ai, làm nghề gì nếu làm trò công việc và đóng góp sức mạnh sự phát triển của xã hội thì đều được vinh danh.

-> Nghề nào cũng đáng được coi trọng và vinh danh nếu hoàn thành tốt công việc và có đóng góp tích cực cho xã hội.

*Bình luận ý kiến:

  • Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế trong cuộc sống xã hội.
  • Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thể là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí óc.
  • Nhưng dù là công việc gì nếu hoàn thành tốt công việc của mình, có đóng góp sức lao động chân chính của mình vào việc xây dựng và phát triển xã hội.. thì họ đáng được tôn vinh (dẫn chứng)
  • Phê phán những quan điểm lệch lạc của một số người coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân tay,không làm tròn công việc chạy theo hư danh... (dẫn chứng).

*Bài học nhận thức và hành động:

  • Không nên có tư tưởng nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang - hèn...). Nên chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
  • Cần yêu nghề và tích cực trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội.
  • Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
  • Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạolập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụvăn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảmxúc sâu đậm của cá nhân.
  • Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc sơ sài.
  • Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn qua hai nhân vật
  • Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
  • Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

  • Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

*/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai nhân vật.

* Phân tích

  • Giới thiệu chung về vẻ đẹp thế hệ trẻ miền Nam thời chống Mỹ.
  • Vẻ đẹp của thế hệ thẻ miền Nam thời chống Mỹ qua 2 nhận vật Chiến và Việt

* Giống nhau:

  • Là hai chị em ruột, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, Việt và Chiến rất thương cha mẹ và căm thù giặc sâu sắc, ước nguyện được cầm súng giết giặc để trả thù cho ba má.
  • Cả hai đều còn trẻ; rất thương yêu nhau , có những nét hồn nhiên.
  • Là những người chiến sĩ dũng cảm, gan góc, lập nhiều chiến công trong chiến đấu.

* Điểm khác nhau:

  • Nhân vật Chiến:
    • Mang dáng vóc của người mẹ.
    • Là người chị cả biết yêu thương, nhường nhịn em; biết lo toan thu xếp chu toàn cho gia đình.
    • So với người mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung, thích làm duyên làm dáng. Chiến có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà với quyết tâm sắt đá.
  • Việt:
    • Là một cậu con trai mới lớn, tính tình còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động.
    • Việt là chàng trai có tâm hồn nhạy cảm, giàu tình yêu thương.
    • Việt là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường.

-> Việt là hiện thân của sức trẻ tiến công, là người đi xa nhất trong dòng sông truyền thống gia đình.

=> Hai nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách của người nông dân Nam bộ, vừa có nét chung vừa có nét riêng độc đáo

* Đánh giá:

  • Thành công của nhà văn Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật Việt và Chiến: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Nghệ thuật trần thuật; Năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo; Ngôn ngữ phong phú góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
  • Qua hai nhân vật, nhà văn không chỉ tái hiện lại hiện thực đau thương đầy hi sinh, gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, kiên cường, bất khuất của nhân dân Miền nam trong những năm chống Mĩ cứu nước mà còn khẳng định sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong chiến tranh chống Mĩ.
  • Chiến và Việt không chỉ tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Miền nam những năm chống Mĩ mà còn là tấm gương cho thé hệ trẻ hôm nay và mai sau về lòng yêu nước, lí tưởng sống...
  • Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
  • Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
  • Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
  • Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

  • Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

  • Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đánh giá bài viết
2 20.358
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm