Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1) gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2017 và luyện thi đại học môn Địa năm 2017 hữu ích dành cho các bạn thí sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)

Bài tập trắc nghiệm khách quan phần biểu đồ

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

(Đề thi có 04 trang)

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12

NĂM HỌC 2016 - 2017

BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 168

Câu 1: Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam:

A. miền Bắc có nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, miền Nam trên 200C.

B. miền Bắc mưa nhiều vào màu đông, miền Nam mưa nhiều vào mùa hạ.

C. biên độ nhiệt của miền Bắc cao hơn miền Nam.

D. miền Nam có hai mùa mưa và khô, miền Bắc mưa quanh năm.

Câu 2: Trên các vùng biển nước ta, các dòng hải lưu có đặc điểm:

A. gồm các dòng nóng và dòng lạnh.

B. thay đổi theo hướng gió mùa.

C. có các dòng nóng vào mùa hạ và dòng lạnh vào mùa đông.

D. các dòng nóng hoạt động ở phía Nam, các dòng lạnh hoạt động ở phía Bắc.

Câu 3: Ở các vùng cực tây của nước ta độ lục địa giảm nhiều nhờ:

A. Địa hình phần lớn là núi cao nên có khí hậu mát mẻ.

B. Cảnh quan rừng chiếm ưu thế nên độ ẩm không khí cao.

C. Gió đông nam từ biển Đông luồn theo thung lũng các sông gây mưa.

D. Gió mùa từ Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc.

Câu 4: Pơmu, samu là các loại cây:

A. ôn đới, phát triển ở vùng núi miền Bắc. B. của vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

C. cận nhiệt, phát triển ở miền Bắc. D. của vùng nhiệt đới, có nhiều ở Tây Nguyên.

Câu 5: Ở khu vực Đông Bắc nước ta, mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc vì:

A. địa hình núi thấp, có cấu trúc cánh cung. B. nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông.

C. nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao địa hình. D. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Đông Bắc.

Câu 6: Tình hình biến động diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943-2005 là:

A. năm 2005 so với năm 1943 độ che phủ của rừng chỉ còn dưới 50%.

B. năm 2005, rừng được phục hồi hoàn toàn về diện tích nhưng chất lượng vẫn tiếp tục giảm.

C. tỷ lệ diện tích rừng trồng so với tổng diện tích rừng ngày càng tăng.

D. diện tích và chất lượng rừng ngày càng được phục hồi.

Câu 7: Cho biểu đồ sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý có đáp án

Biểu đồ trên thể hiện nội dung:

A. Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.

B. Cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.

C. Tốc độ tăng trưởng lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990-2007.

Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố:

A. Đà Nẵng. B. Bình Thuận. C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Khánh Hòa.

Câu 9: Bầu trời nhiều mây, tiết trời se lạnh, mưa ít, nhiều loại cây bị rụng lá. Đó là đặc điểm cảnh sắc thiên nhiên của:

A. miền Bắc vào mùa đông. B. cả nước ta vào mùa đông.

C. miền Nam và mùa thu đông. D. miền Bắc vào mùa chuyển tiếp.

Câu 10: Biển Đông là biển tương đối kín nhờ:

A. nằm giữa hai lục địa Á – Âu và Ôxtraylia.

B. được bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.

C. nằm hoàn toàn trong vòng nội chí tuyến.

D. thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, băng qua các eo biển hẹp.

Câu 11: Đây không phải là một trong những nhiệm vụ chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta:

A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

B. đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen.

C. phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số, phù hợp với khả năng tài nguyên.

D. sử dụng tiết kiệm, tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên thay thế.

Câu 12: Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng khô nóng vào đầu mùa hạ ở đồng bằng ven biển Trung Bộ là do:

A. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương.

B. bức chắn dãy Trường Sơn làm cho khối khí tây nam trở nên khô nóng.

C. tác động của gió mùa Tây Nam thổi từ áp cao cận chí tuyến ở bán cầu Nam.

D. sự tác động mạnh mẽ của Tín phong nửa cầu Nam.

Câu 13: Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau là:

A. biển Đông làm biến tính các khối khí di chuyển vào nước ta theo mùa.

B. nhờ biển Đông, khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa.

C. nhờ biển Đông mà các vùng cực tây của đất nước giảm bớt độ lục địa.

D. biển Đông đã làm cho cảnh quan vùng ven biển nước ta rất đa dạng.

Câu 14: Mưa phùn thường diễn ra:

A. ở Bắc Trung Bộ vào mùa hạ. B. ở miền Bắc vào cuối mùa đông vào các tháng II và III.

C. ở miền Bắc vào đầu mùa đông. D. ở vùng ven biển và đồng bằng ở Bắc Bộ vào các tháng II và III.

Câu 15: Đất ở đồng bằng duyên hải miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa vì:

A. bị các dãy núi chia cắt thành các vùng nhỏ. B. sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa.

C. đồng bằng thường bị chia thành ba dải. D. biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành.

Câu 16: Đây là đặc điểm của bão ở vùng biển từ TP. Hồ Chí Minh đến Cà Mau:

A. Ít có bão và thường chỉ diễn ra vào các tháng cuối năm.

B. có bão từ tháng VI-X, bão mạnh nhất vào tháng VIII, IX.

C. có bão từ tháng VIII-X, bão mạnh nhất vào tháng IX.

D. có bão từ tháng IX-XI, bão mạnh nhất vào tháng X.

Câu 17: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm:

A. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

B. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.

C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lý tài nguyên.

D. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

Câu 18: Hướng nghiêng của địa hình nước ta được thể hiện rõ qua đặc điểm:

A. núi cao nhất tập trung ở Tây Bắc.

B. núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

C. các dòng sông lớn chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. núi ở phía Tây, đồng bằng ở phía Đông.

Câu 19: Đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng được hình thành ở vùng có độ cao từ 700-1700m vì:

A. mặt đất quanh năm đóng băng, chất hữu cơ không thể phân giải.

B. quanh năm nhiệt độ dưới 150C, chất hữu cơ khó phân giải.

C. quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ suốt năm.

D. nhiệt độ giảm, làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ.

Câu 20: Chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân hóa phức tạp của lượng mưa:

A. các dãy núi đâm ngang ra biển gây mưa ở sườn Bắc vào mùa đông, khô hạn ở sườn Nam vào mùa hạ.

B. núi cao ở biên giới Việt – Lào, dãy Trường Sơn Bắc chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ gây mưa lớn.

C. các dãy núi cực Nam Trung Bộ song song với hướng cả hai mùa gió nên không mang lại mưa cho vùng này.

D. dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa mùa đông gây khô hạn ở vùng Đông Bắc vào mùa hạ.

Câu 21: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3000-4000mm là:

A. các đảo và quần đảo ngoài khơi. B. các vùng trực tiếp đón gió mùa Tây Nam.

C. các sườn núi đón gió biển và các khối núi cao. D. những vùng có dải hội tụ nhiệt đới đi qua.

Câu 22: Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa một số địa điểm nước ta:

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C)

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C)

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

Nhận định chưa chính xác là:

A. vào tháng 7, các nơi ở ven biển miền Trung có nhiệt độ cao nhất.

B. nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở các nơi thay đổi theo cùng quy luật.

C. càng vào Nam, nhiệt độ trung bình năm càng tăng.

D. vào tháng 1, độ vĩ càng tăng thì nhiệt độ trung bình càng giảm.

Câu 23: Điểm giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:

A. có cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi. B. hướng núi chính là vòng cung.

C. có hướng nghiêng chung là Tây Bắc – Đông Nam. D. phần lớn là núi cao và núi trung bình.

Câu 24: Thành tựu to lớn của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta là:

A. thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

B. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

C. đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo.

D. nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.

Câu 25: Định hướng chưa phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới là:

A. có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

B. đẩy mạnh hiện đại hóa nền kinh tế đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

C. mở rộng thị trường trao đổi quốc tế và đẩy mạnh tăng cường đầu tư ra nước ngoài.

D. thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

Câu 26: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ngày:

A. 27/08/1995 tại Giacacta. B. 25/07/1997 tại Hà Nội.

C. 28/07/1995 tại Benđa Sêri Bêgaoan. D. 27/05/1997 tại Băng Cốc.

Câu 27: Lũ quét là hiện tượng thường xảy ra ở vùng:

A. có mưa nhiều, lớp phủ thực vật bị tàn phá.

B. có địa hình hiểm trở, lớp phủ thực vật bị tàn phá.

C. có địa hình hiểm trở, chia cắt, mưa nhiều.

D. lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.

Câu 28: Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là:

A. nợ nước ngoài và nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng.

B. dân số tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.

C. thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và Thế giới.

D. nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.

Câu 29: Loại đất chủ yếu ở vùng có độ cao trên 1700m là:

A. feralit vàng đỏ. B. feralit có mùn. C. feralit nâu đỏ. D. mùn alit.

Câu 30: Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì ở sườn Đông Trường Sơn:

A. chịu tác động của gió Tây khô nóng. B. cũng bắt đầu mùa mưa.

C. chịu tác động của gió Tín phong. D. là thời kỳ chuyển tiếp.

Câu 31: Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (2006) là:

A. 332212 km2. B. 331212 km2. C. 331363 km2. D. 331312 km2.

Câu 32: Nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là:

A. đây là vùng có lượng mưa lớn nhất nước. B. là đồng bằng có địa hình thấp và phẳng nhất nước.

C. có mưa lớn và triều cường. D. có nhiều sông lớn, mức độ đô thị hóa cao.

Câu 33: Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn có đặc điểm:

A. núi cao ở phía Đông và Tây, giữa là các cao nguyên badan.

B. núi cao ở phía Tây, cao nguyên ở phía Đông.

C. núi cao ở phía Đông, phía Tây là núi thấp, giữa là cao nguyên.

D. núi cao ở phía Đông, cao nguyên ở phía Tây.

Câu 34: Rừng phi lao ven biển miền Trung thuộc loại:

A. rừng phòng hộ. B. rừng sản xuất. C. rừng đặc dụng. D. rừng ngập mặn.

Câu 35: Nhân tố nào sau đây làm cho đất feralit của nước ta thường có bị chua:

A. có chứa quá nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.

B. đất quá chặt, thiếu các nguyên tố vi lượng.

C. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

D. mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazo dễ hòa tan.

Câu 36: Tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không trong vùng:

A. tiếp giáp lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế. C. lãnh hải. D. thềm lục địa.

Câu 37: Cho bảng số liệu:

Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005

Năm

Tổng diện tích rừng (triệu ha)

Trong đó

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1943

14,3

14,3

0

43,8

1976

11,1

11

0,1

33,8

1983

7,2

6,8

0,4

22

1990

9,2

8,4

0,8

27,8

2000

10,9

9,4

1,5

33,1

2005

12,4

9,5

2,9

37,7

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2005 là biểu đồ:

A. cột chồng. B. cột ghép. C. cột – đường. D. cột chồng – đường.

Câu 38: Điểm khác nhau cơ bản của gió mùa Đông Bắc đầu và cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là:

A. đầu mùa đông lạnh ẩm, cuối mùa đông lạnh khô.

B. đầu mùa đông ít lạnh, cuối mùa đông lạnh nhiều.

C. đầu mùa đông lạnh nhiều, cuối mùa đông ít lạnh.

D. đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông lạnh ẩm.

Câu 39: Đây là các dãy núi thuộc vùng núi Tây Bắc:

A. Pu Si Lung, Phu Tha Ca, Pu Hoạt. B. Pu Si Lung, Pu Đen Đinh, Khoan La San.

C. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Phu Tha Ca. D. Khoan La San, Pu Đen Đinh, Tây Côn Lĩnh.

Câu 40: Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi nhất nước ta để xây dựng các cảng biển, cụ thể:

A. là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan.

B. nằm ở vị trí trung chuyển của cả nước có thể thu hút hàng hóa từ hai miền.

C. núi lan ra sát biển tạo nên nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.

D. thềm lục địa bị thu hẹp nên biển có độ sâu lớn.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý

1

A

11

D

21

C

31

B

2

B

12

B

22

B

32

D

3

C

13

A

23

C

33

D

4

A

14

D

24

A

34

A

5

A

15

D

25

C

35

D

6

C

16

A

26

C

36

B

7

B

17

B

27

D

37

D

8

A

18

C

28

C

38

D

9

A

19

D

29

B

39

B

10

B

20

C

30

A

40

C

Đánh giá bài viết
1 752
Sắp xếp theo

Môn Địa lý khối C

Xem thêm