Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Tràng An, Hà Nội năm 2016 - 2017
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn trường THCS Tràng An, Hà Nội năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán sở GD&ĐT Bạc Liêu, Cà Mau năm 2015 - 2016
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn sở GD&ĐT Nam Định năm 2015 - 2016
Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn phòng GD&ĐT Thành Phố Vinh, Nghệ An năm 2016 - 2017
TRƯỜNG THCS TRÀNG AN
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 15/5/2016
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I:
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơ thực sự ấn tượng:
"Không có kính, ừ thì có bụi"
"Không có kính, ừ thì ướt áo"
Và đây là khổ cuối:
"Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Nêu xuất xứ bài thơ này và ghi lại những biểu hiện (ngắn gọn) về đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật.
2. Em nhận thấy điều khác lạ nào trong nhan đề bài thơ này? Điều khác lạ ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3. Việc lặp lại các cụn từ "Không có kính" "ừ thì" trong những câu thơ trên giúp em thấy được giọng điệu nào của nhà thơ?
4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp làm rõ hiện thực tàn khốc của chiến tranh và tinh thần yêu nước của những người lái xe, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú và câu hỏi tu từ (gạch dưới thành phần phụ chú và câu hỏi tu từ).
Phần II:
"Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấý là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề."
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1. Em hãy khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.
2. Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên.
3. Em hiểu thế nào là "học vẹt"? Từ đó hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về câu ngạn ngữ "Rễ của sự học tập là đắng, quả của sự học tập lại ngọt"